Thứ Hai, 04/07/2011 13:39

Hệ lụy từ hàng tồn kho lớn

Nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng thấp, chỉ đạt 5,57% và nếu nhìn thêm vào chỉ số tồn kho, cũng như sức mua của dân cư, thì lại càng lo thêm nữa cho sản xuất - kinh doanh và tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới.

Các chỉ số này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sức mua cuối cùng của dân cư, biểu hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, là một trong những đầu ra quan trọng của sản xuất. Nếu sức mua yếu, sản phẩm làm ra không bán được, thì không thúc đẩy được sản xuất, cũng không thể tạo động lực cho tăng trưởng. Đáng lo là, điều này có vẻ đang diễn ra trong thực tế.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa trong 6 tháng đầu năm tăng rất mạnh, lên tới 22,6%, nhưng sau khi trừ đi yếu tố giá cả, chỉ còn tăng 5,7%, một mức tăng rất thấp. Nhiều năm gần đây, mức tăng trung bình của chỉ số này đều khoảng 10%.

Dễ hiểu vì sao sức mua đã tăng chậm lại đáng kể trong thời gian vừa qua.       

Lạm phát cao khiến thu nhập thực tế của người dân giảm sút và kéo theo đó là chuyện thắt chặt chi tiêu. Ngay cả Chính phủ, trên một bình diện nào đó, cũng đang thực hiện chính sách thắt lưng, buộc bụng.

Sức mua yếu, trong khi doanh nghiệp (DN) vẫn duy trì sản xuất - kinh doanh, tất yếu dẫn tới tồn kho lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/6/2011, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 16% so với cùng thời điểm năm trước. Đáng chú ý, trong số này, nhiều ngành hàng, mặt hàng có mức tồn kho rất cao, như bia (tăng 94,3%); giường, tủ, bàn ghế (tăng 71,7%); giày dép (tăng 59,4%); đồ uống không cồn (tăng 39,9%)…

Theo đánh giá của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, mức tồn kho như vậy là cao và điều đó làm giảm giá trị của tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Không những vậy, nếu tình trạng này kéo dài, khi hiệu quả sản xuất - kinh doanh kém, DN buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng hoạt động.

Con số mới đây mà Ủy ban Kinh tế Quốc hội trích dẫn nguồn từ cơ quan thuế cho thây, từ đầu năm đến nay, có khoảng 30% DN có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất có thể cũng là hệ quả tất yếu của vòng xoáy sức mua yếu, tồn kho cao.

Vấn đề là, câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc lỗ lãi, tồn kho hay bán hàng của một DN đơn lẻ, mà là những hệ luỵ đối với cả nền kinh tế. Hệ luỵ đó chính là mức tăng trưởng kinh tế thấp. Và một khi tăng trưởng không có được một con số hợp lý, không đủ nguồn lực để giải quyết việc làm, lo an sinh xã hội, thì vòng xoáy thu nhập thấp, sức mua kém, tồn kho lớn, tăng trưởng sụt giảm lại tiếp tục. Việt Nam đã từng đối mặt với thực tế này vào năm 2008-2009, khi sau một thời gian đau đầu với chống lạm phát, cả nước lại phải quay sang chống suy giảm kinh tế.

Sẽ không có chuyện suy giảm kinh tế trong năm nay, hay sang năm, bởi nhiều dự báo cho thấy, tăng trưởng sản xuất vẫn đang đạt tốc độ khá. Song rõ ràng, không thể không quan tâm chuyện tồn kho cao và sức mua thấp. Đây là một thực tế cần được phân tích, cảnh báo và lường trước để có biện pháp điều hành phù hợp.

Nguyên Đức

đầu tư

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu giày dép tăng cao nhất trong lịch sử (04/07/2011)

>   Thiếu điện không nghiêm trọng như dự báo (04/07/2011)

>   Tiểu gia di động bắt đầu 'phản công' Beeline (04/07/2011)

>   Giữ giá thép (04/07/2011)

>   Trở tay không kịp với Thông tư 20: Toi tiền tỉ (04/07/2011)

>   Chế tạo thiết bị cho dự án nhiệt điện: Đừng để “chết yểu” (03/07/2011)

>   Nhập nhèm giá xăng dầu (03/07/2011)

>   Doanh thu vận tải đường sắt 6 tháng tăng 23,4% (02/07/2011)

>   Cạnh tranh hệ thống phân phối: Rát mặt ở “sân sau” (02/07/2011)

>   Quy hoạch Hà Nội: Từ số phận những cây cầu vượt (02/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật