Thứ Ba, 19/07/2011 17:20

Dự thảo mạng lưới hoạt động: “Ép” ngân hàng phải lách luật?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố dự thảo (lần 2) Thông tư quy định về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập, thay đổi tên, địa điểm và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại (gọi tắt là Thông tư về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng).

Dù bản dự thảo lần 2 đã sửa đổi nhiều dự thảo lần 1, song thực tế cho thấy, nhiều quy định trong bản dự thảo lần này vẫn còn thiếu chi tiết và tạo "kẽ hở” dễ dẫn đến việc các NH lách luật.

Thiếu chi tiết về quy định "chấm dứt hoạt động”

Ông Trương Thanh Đức, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank - MSB) cho rằng, cần xem lại quy định tại khoản 1, Điều 3 quy định: "Chi nhánh có thể thành lập phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở”. Bởi lẽ, phòng giao dịch là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của ngân hàng thương mại. Nhưng mọi thủ tục thành lập phòng giao dịch đều do ngân hàng thương mại tiến hành chứ không phải chi nhánh. Tại Điểm a, khoản 1, quy định: "trường hợp có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp có thông tin sai sự thật thì bị chấm dứt hoạt động”. Theo ông Đức, nên xác định thông tin sai sự thật đến mức độ nào mới phải chấm dứt hoạt động. "Bởi lẽ, có thể nhiều thông tin tuy sai nhưng chỉ là do sơ xuất hoặc không ảnh hưởng đáng kể đến bản chất vấn đề thì không cần thiết phải bắt buộc chấm dứt hoạt động”-ông Đức nhấn mạnh.

Bà Phùng Bích Vân, Ban pháp chế, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) cũng cho rằng, quy định về "Bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại (Điều 17) thì cần phải xác định mức độ của thông tin sai sự thật. Bà Vân cho biết: "Trên thực tế, nếu cứ có bất kỳ thông tin sai sự thật nào về hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch mà bắt buộc Ngân hàng phải chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là... không thực tế. Bà Vân phân tích rằng, bởi nhiều khi có những thông tin sai không cơ bản, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch thì không nhất thiết phải chấm dứt hoạt động của chi nhánh”.

Nếu "hạn chế” sẽ dẫn đến... lách luật?

Ông Trương Thanh Đức, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đức MSB cho rằng, dự thảo cũng cần xem lại quy định điều kiện về vốn điều lệ để thành lập chi nhánh ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. "Điều kiện 200 tỷ đồng là phù hợp với các chi nhánh ở nội thành của 2 thành phố này, còn các chi nhánh ở các huyện ngoại thành, đặc biệt là những huyện xa, miền núi thì chỉ nên yêu cầu số vốn như đối với chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác. Nếu không như vậy, thì sẽ là rào cản rất lớn trong việc mở chi nhánh tại khu vực ngoại thành giúp cho việc phát triển kinh tế của các khu vực này cũng như chủ trương giảm áp lực đối với khu vực nội thành”-ông Đức nêu quan điểm.

Theo Luật sư Bùi Thanh Lam, Công ty luật Liên Á và Cộng sự: Điều 3 của Dự thảo quy định: "Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm: chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước; Chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài” mà không đề cập đến Sở giao dịch, Quỹ tiết kiệm hay điểm giao dịch. Như vậy, phần nào hạn chế các loại hình đơn vị trực thuộc chi nhánh ngân hàng so với quy định trước kia. Theo phân tích của ông Lam, nếu quy định như vậy, các chi nhánh của ngân hàng thương mại sẽ không được phép mở rộng mạng lưới của mình, chỉ được hoạt động tại trụ sở chi nhánh hay các Ngân hàng lại phải có phương án "lách luật” với việc áp dụng các tên gọi khác thay cho việc mở Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm... trực thuộc chi nhánh. Ngoài ra, nếu chỉ được mở các chi nhánh, hoặc phó giám đốc với tư cách cũng là 1 chi nhánh thì số lượng của các chi nhánh này bị hạn chế, dẫn đến việc trên một địa bàn rộng mà chỉ với số lượng chi nhánh hạn chế (không có các đơn vị con thuộc chi nhánh) sẽ không đáp ứng được mong muốn cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rộng khắp đến người dân cũng như không phù hợp với một số đặc điểm của hoạt động ngân hàng.

H.Vũ

đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Lãi suất USD liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng giảm tới 2.62% (19/07/2011)

>   Chỉ cần hành lang pháp lý minh bạch (19/07/2011)

>   Trustbank được tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng  (18/07/2011)

>   ATM của Agribank bị “liệt” cục bộ ở TP.HCM (19/07/2011)

>   TPHCM: Lãi suất cao, huy động tiền đồng vẫn giảm (18/07/2011)

>   Ngân hàng vẫn trông chờ vào tín dụng (18/07/2011)

>   Quản chặt nguồn ngoại tệ từ giao dịch vốn (18/07/2011)

>   Lợi nhuận ngân hàng: Đừng thấy đỏ tưởng chín (18/07/2011)

>   Dư chấn rút tín dụng phi sản xuất: Bí ẩn và bất thường (18/07/2011)

>   Ts Nguyễn Minh Phong: Quản lý ngân hàng còn nhiều điểm hở (18/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật