Thứ Hai, 18/07/2011 22:32

Cuối năm, còn nhiều sức ép phá giá VND

Theo nhận định của một số nhà kinh tế, hiện tỷ giá được kiểm soát, nhưng vẫn còn nhiều sức ép tăng tỷ giá và phá giá VND với mức tương ứng từ nay đến cuối năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm, tín dụng USD đã tăng tới 22,21%, gấp hơn 2,4 lần so với tốc động tăng huy động vốn, trong khi đó tốc độ tăng tín dụng tiền VND chỉ ở mức 2,72%.

Thực tế cho thấy, cung tín dụng về ngoại tệ rất lớn, do vậy rất nhiều ngân hàng hiện vẫn tìm đủ cách để lách quy định, vượt trần lãi suất huy động USD (2%). Hiện lãi suất vay USD tại các NHTM ở mức khá thấp từ 6% - 7%/năm, trong khi lãi suất vay VND vẫn ở mức cao ngất ngưởng 22% - 25%/năm.

Theo ghi nhận của phóng viên VnMedia tại một số ngân hàng thương mại cổ phần, hiện lãi suất huy động USD vẫn được ngầm mặc cả trong khoảng 3,5% - 5%/năm (với mức tiền gửi từ 10.000 USD trở lên).

Một số chuyên gia nhận định, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng đột biến sẽ gây hệ luỵ vào cuối năm khi nhu cầu mua USD để trả nợ tăng lên. Đây là một trong những áp lực phá giá VND và tỷ giá có thể tăng tương ứng thêm khoảng 3% trong 6 tháng cuối năm nay.

Bên cạnh áp lực về cung tín dụng tăng mạnh so với VND, là những áp lực sâu xa về nhập siêu.

Theo TS. Trần Nguyên Nam, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, trong 6 tháng cuối năm 2011, vẫn còn nhiều vấn đề cần xử lý trong lạm phát và mặt bằng lãi suất còn ở mức cao, nhập siêu lớn và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhập siêu vẫn tiếp tục ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm nhập siêu ước khoảng 7,5 tỷ USD, cả năm nhập siêu có thể lớn hơn con số 15 tỷ USD. Trong khi đó để cải thiện được nhập siêu không phải là dễ, khi cơ cấu xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế như, tăng xuất khẩu đi đôi với tăng nhập khẩu.

Phó Vụ trưởng - Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An cũng thừa nhận từ con số nhập khẩu vừa qua, trong 6 tháng đầu năm 2011, một số nhóm hàng nhập khẩu có lượng và kim ngạch đều tăng nhưng nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá trị xuất khẩu ròng cũng không tăng nhiều.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, vẫn sẽ còn những căng thẳng trên thị trường ngoại hối nếu để tình trạng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ vượt trội so với nội tệ. Bên cạnh đó những vấn đề sâu xa cũng vẫn phải giải quyết như tiếp tục phải giảm lạm phát để hạ mặt bằng lãi suất VND và mạnh tay với chính sách kiểm soát nhập siêu hơn.

Đinh Bách

vnmedia

Các tin tức khác

>   Giá vàng tăng có thể gây bất ổn cho tỷ giá (18/07/2011)

>   Giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2011: Cào bằng sẽ bất lợi cho nền kinh tế (16/07/2011)

>   Kiếm toán độc lập sẽ minh bạch hóa thị trường xăng dầu (14/07/2011)

>   6 tháng cuối năm, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng có thể tăng trên 10% (14/07/2011)

>   Kiểm toán 2 Bộ Tài chính và Công Thương (14/07/2011)

>   Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo việc mua sắm xe công (08/07/2011)

>   Xử nghiêm tiêu cực tại Công ty Cho thuê Tài chính II (06/07/2011)

>   Khuyến cáo về một quỹ chào cho vay vốn (05/07/2011)

>   Bộ Tài chính ban hành điều lệ của Cty mua bán nợ Việt Nam (05/07/2011)

>   2006-2010: Thanh tra ngành tài chính xử lý 18.473 tỷ đồng (04/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật