Thứ Ba, 21/06/2011 15:50

Xuất khẩu dệt may hướng đích 13 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 5/2011 xuất khẩu dệt may đạt mức tăng trưởng khá cao, với kim ngạch ước đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đã đạt 5,1 tỷ USD, tăng gần 36% so với cùng kỳ năm 2010.

Kết quả này củng cố thêm nhận định của Bộ Công Thương khi dự báo những thuận lợi của thị trường, ngành dệt may năm 2011 hướng đến mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng trên 13 tỷ USD (năm 2010 là 11,17 tỷ USD).

Với triển vọng tích cực của hoạt động xuất khẩu dệt may, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đang tiếp tục tăng trưởng. Điều này càng có ý nghĩa khi hầu hết các nhóm ngành khác đều đang gặp khó khăn.

Dấu hiệu tích cực này vẫn có thể được duy trì trong thời gian tới vì thị trường xuất khẩu không bị ảnh hưởng nhiều bởi bất ổn vĩ mô trong nước. Ngoài ra, do đặc thù của sản phẩm dệt may nên cũng ít bị tác động bởi bất ổn vĩ mô so với các ngành khác.

Hiệp hội Dệt may cũng nhận định, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục có triển vọng lớn với dệt may Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này đã đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2009.

Trong khi đó, một cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam là Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của Mỹ với 9 nước thành viên đang được đàm phán, trong đó vòng đàm phán thứ 7 diễn ra tại Việt Nam vào tháng 6/2011. Trong 9 nước tham gia TPP, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt với ngành dệt may vốn chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ - thị trường chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào Mỹ, nhưng chỉ chiếm 8% thị phần tại Mỹ, trong khi Trung Quốc là 42%. Như vậy dư địa cho hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ còn rất lớn. Hiện Việt Nam cũng nhập khá nhiều bông từ Mỹ.

Thị trường EU được dự báo năm nay sẽ vẫn tăng trưởng tốt.

Hiện thị trường hàng dệt may Nhật Bản đang rất sáng sủa ngay cả khi Nhật Bản chịu tác động của  thảm họa động đất, sóng thần, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản không có dấu hiệu giảm sút. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nhu cầu, xu hướng thời trang và phát huy lợi thế về nguồn nhân công với giá tương đối hợp lý.

Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam nhận định, việc các thị trường xuất khẩu chính tiếp tục thuận lợi là điều kiện tạo hướng phát triển bền vững của dệt may Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, đến năm 2014, các nước ở châu Âu không còn sản xuất hàng dệt may. Điều này làm gia tăng lợi thế cho Việt Nam khi đơn hàng sản xuất ở những nước này chuyển sang các nước châu Á.

Công Trí

chính phủ

Các tin tức khác

>   Hãng tàu nước ngoài thuê tàu trong nước vận chuyển nội địa (21/06/2011)

>   Quyết liệt 'chặt chém' tay trái của tập đoàn (21/06/2011)

>   Xây dựng đường dây 220KV Vũng Áng- Hà Tĩnh (21/06/2011)

>   “Khó thuyết phục nếu tiếp tục tăng giá điện” (21/06/2011)

>   Sẽ bùng phát nạn tranh mua nguyên liệu tôm? (21/06/2011)

>   Khó như mua bán điện với nhà 'đèn' (21/06/2011)

>   Bộ Công thương đề xuất áp giá điện khác nhau cho từng vùng (21/06/2011)

>   Bác bỏ kiến nghị ưu đãi đối với xăng sinh học (21/06/2011)

>   Indonesia tăng nhập thực phẩm, đồ uống Việt Nam (20/06/2011)

>   Nokia sẽ ra tay giành lại châu Á (20/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật