Thứ Tư, 08/06/2011 06:14

Nguy cơ mất trắng 27 tỷ: Có lỗi độc quyền?

Mặc dù hàng không Jetstar Pacific (JPA) đã trả tiền nhiên liệu trước chuyến bay, cam kết trả nợ gốc lẫn lãi trước 31/7, song, lãnh đạo Công ty Xăng dầu Hàng không Vinapco cương quyết yêu cầu JPA có giấy bảo lãnh để tránh rơi vào tình huống mất 27 tỷ đồng như trường hợp Indochina Airlines.

Indochina Airlines biến mất, đề lại khoản nợ nhiều chục tỷ đồng

4 lần tòa triệu tập vẫn vắng mặt

Hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines (ICA) "mất tích" trên thị trường, bỏ lại khoản nợ hơn 70 tỷ đồng cho các đối tác. Trong đó, ICA nợ Công ty TNHH Một thành viên Vinapco 27 đồng tiền xăng.

Ông Trần Hữu Phúc, Giám đốc Vinapco, cho hay, ngày 16/12, công ty này đã kiện ICA ra Toà án kinh tế thuộc TAND TP. Hà Nội về việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền mua nhiên liệu như đã cam kết.

Tuy nhiên, sau 4 lần triệu tập, ICA vẫn không có mặt theo lệnh của Toà án. Vì bị đơn có địa chỉ tại TP.HCM nên TAND TP. Hà Nội đã chuyển vụ việc sang TAND TP.HCM thụ lý. Điều này, theo ông Phúc, là trái với thoả thuận theo hợp đồng giữa hai bên đã thống nhất chọn TAND TP. Hà Nội là nơi giải quyết mọi phát sinh tranh chấp. Cũng vì thế đã gây khó khăn cho công ty trong quá trình tham gia vụ án, kéo dài thời gian kiện tụng. Đến nay, Vinapco chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ phía TAND TP.HCM.

Luật sư Huy Thắng (đoàn luật sư Hà Nội) nhận xét, theo Phần B Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, việc chuyển vụ việc vào TAND TP.HCM xử lý là không hợp lý. Luật sư đại diện Vinapco đã gửi văn bản phản đối việc này nhưng tòa án không trả lời. Hơn nữa, việc ICA vắng mặt không có nghĩa là để vụ việc chìm xuống mà vẫn phải xử lý.

"Không biết bao giờ chúng tôi mới đòi được nợ, nhưng Vinapco sẽ theo đuổi đến cùng vụ kiện", ông Phúc khẳng định.

Trách nhiệm để mất số tiền này, theo ông Phúc, trước tiên pháp luật sẽ "truy" ICA. Hãng hàng không này phải trả cả gốc lẫn lãi; trường hợp ICA không trả, việc quy kết trách nhiệm lãnh đạo Vinapco thế nào tính sau. Trên thực tế, ngay từ khi ICA nợ hơn chục tỷ đồng, lãnh đạo công ty đã báo cáo lên cơ quan chức năng xin ý kiến về việc ngừng cấp nhiên liệu.

Tuy nhiên, Vinapco chỉ nhận được văn bản trả lời lấp lửng, rằng hai bên cần cố gắng đàm phán, thoả thuận việc mua bán và trả nợ... Vì thế, đến khi ICA không còn khả năng hoạt động, thì tổng số nợ có nguy cơ khó đòi lên tới 27 tỷ đồng.

Vị trí độc quyền bị lợi dụng?

Lại nói đến chuyện hàng không giá rẻ JPA đang nợ Vinapco 180 tỷ đồng tiền nhiên liệu (chưa kể lãi phát sinh), tính đến 1/6/2011. JPA rất có trách nhiệm trả nợ, và Vinapco cũng rất muốn duy trì khách hàng, song, bài học từ ICA buộc công ty phải cảnh giác hơn.

Lãnh đạo Vinapco vẫn giữ nguyên yêu cầu JPA cần có bảo lãnh của Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC - công ty mẹ của JPA) hoặc một tổ chức tín dụng. Ông Phúc nói rằng, ông rất tin tưởng JPA có khả năng trả nợ, nhưng tin là một chuyện còn kinh doanh bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý.

Trả lời thắc mắc của báo chí liên quan đến việc liệu SCIC có chức năng bảo lãnh tín dụng hay không - đây là cái khó đối với JPA, luật sư Huy Thắng cho hay cần tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty.

Nhưng  ông Phúc quan điểm, đã là công ty mẹ thì có quyền bảo lãnh cho công ty con như trước đây Vietnam Ailines đã từng bảo lãnh cho Vinapco vay hàng nghìn tỷ đồng hồi năm 2005. Nếu khó thì SCIC phải thoả thuận với một tổ chức tín dụng nào đó đứng ra bảo lãnh cho JPA.

Ở đây liên quan đến tình trạng độc quyền của Vinapco. Vì đang chiếm vị trí độc quyền trong cung cấp nhiên liệu bay khu vực phía Bắc nên hãng không được quyền tự ý ngừng bán xăng khi đối tác nợ nần - đây chính là vấn đề đau đầu đối với cả Vinapco lẫn cơ quan  quản lý.

Vinapco đúng là thống lĩnh thị trường khi cung cấp 97% tổng sản lượng nhiên liệu bay trên thị trường, nhưng đó là điều không mong muốn và công ty cũng đề xuất cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho nhiều đơn vị khác cùng tham gia "cuộc chơi". Tuy nhiên, do đặc thù cần vốn đầu tư lớn, với các điều kiện nghiêm ngặt về an toàn an ninh, nên rất khó DN nào dám nhảy vào. Về phía cơ quan quản lý, trong trường hợp các hãng hàng không chậm thanh toán, cũng không dám đồng ý để Vinapco ngừng cung cấp xăng do sợ ảnh hưởng đến hàng nghìn khách hàng.

Do vậy, Vinapco xin ý kiến Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTGT) hay Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thì cơ quan này né không trả lời, hoặc có trả lời rằng hai bên tự thoả thuận đàm phán, nếu không được thì ra tòa mà giải quyết.

Liệu, chính vì vị thế độc quyền này của Vinapco là kẽ hở để các DN lợi dụng dây dưa chậm thanh toán hoặc trốn nợ như ICA?. Không biết sắp tới cơ quan quản lý sẽ giải quyết bài toán này như thế nào, nhưng từ bây giờ, Vinapco buộc phải cẩn trọng hơn trong quá trình đàm phán hợp đồng với đối tác, bởi trong quá trình vận hành không cẩn thận sẽ có lúc vào thời điểm nào đó, bị đối tác nào đó lợi dụng để trục lợi. Còn nguy cơ mất 27 tỷ đồng vốn Nhà nước đang hiện hữu, mà độc quyền đó do chính Nhà nước tạo ra và lịch sử để lại.

Tại cuộc gặp báo chí ngày 7-6, ông Trần Hữu Phúc - tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu hàng không (VNC) - cho biết đến thời điểm này Hãng hàng không Jetstar Pacific (JP) đang nợ VNC 180 tỉ đồng chưa kể lãi suất.

Nếu tính cả số nợ hơn 27 tỉ đồng của Hãng hàng không Indochina Airlines (ICA) thì số nợ trên chiếm hơn 50% vốn điều lệ (400 tỉ đồng) của VNC.

Ngày 31-5 vừa qua, hợp đồng mua bán nhiên liệu của hai bên đã hết hiệu lực và VNC đã gửi báo cáo Cục Hàng không VN, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ Tài chính, Vietnam Airlines (chủ sở hữu VNC) về khoản nợ quá hạn của JP nhưng các cơ quan chức năng chưa đưa ra được phương án xử lý cụ thể.

Mong muốn của VNC là tiếp tục cung cấp xăng cho JP và đồng ý để JP trả nợ dần đến tháng 8-2011 với điều kiện JP phải có bảo lãnh của ngân hàng hoặc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (đơn vị nắm 70% cổ phần của JP).

Tuy nhiên, JP vẫn chưa đáp ứng yêu cầu này nên từ ngày 5-6 đến nay VNC đưa ra biện pháp tình thế là thu tiền trước khi cung cấp xăng cho máy bay của JP theo từng ngày với số tiền 3,6 tỉ đồng/ngày.

Tuấn Phùng

tuổi trẻ

Hà Yên

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Cam kết góp hay thực góp? (07/06/2011)

>   Tìm phương án hỗ trợ giá điện cho Hiệp Phước (07/06/2011)

>   Công nghiệp ôtô VN: Bảo hộ ngược và lợi ích nhóm (07/06/2011)

>   EVN được phép kinh doanh ngoài ngành (07/06/2011)

>   Dự luật giá: Điều hành giá đáp ứng yêu cầu thực tiễn (07/06/2011)

>   Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 6.000 xe Innova J  (07/06/2011)

>   'Giá xăng, điện ám ảnh người tiêu dùng Việt Nam' (07/06/2011)

>   5 tháng: Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 5,1 tỷ USD (07/06/2011)

>   Doanh nghiệp xoay chuyển chiến lược (07/06/2011)

>   Công ty Trung Quốc chi 609 triệu USD mua lại cổ phần của C.P Việt Nam (07/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật