Thứ Ba, 07/06/2011 21:37

Dự luật giá: Điều hành giá đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Ngày 7/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Giá nhằm thay thế cho Pháp lệnh về giá hiện hành.

Mục tiêu cơ bản của dự thảo Luật Giá là nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý, điều hành giá trong bối cảnh phải đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Dự thảo đã bổ sung thêm những quy định mới so với Pháp lệnh Giá, như thêm một loại hình tổ chức thẩm định giá là tổ chức thẩm định giá của Nhà nước, đồng thời cũng bổ sung đối tượng thẩm định giá...

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng thảo luận về các nội dung của dự thảo đặc biệt về khái niệm bình ổn giá.

Theo dự thảo, bình ổn giá là sự điều tiết của Nhà nước thông qua việc áp dụng các biện pháp thích hợp về điều chỉnh cung-cầu, tài chính, tiền tệ và các biện pháp hành chính, kinh tế cần thiết để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả, không để giá hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, bất hợp lý.

Ông Đinh Dũng Sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) cho rằng hiệu quả các Quỹ bình ổn giá mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay chưa được tổng kết. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Viện nghiên cứu tài chính giá cả (Bộ Tài chính) nhận định cần làm rõ khái niệm bình ổn giá, mục tiêu bình ổn, căn cứ và tiêu chí xác định bình ổn.

Một nội dung cũng được chú ý trong Dự thảo là thẩm định giá. Theo phân tích của Bộ Tài chính, Pháp lệnh Giá quy định hoạt động thẩm định giá do các doanh nghiệp có đủ điều kiện và năng lực cung ứng.

Điều đó có nghĩa là đối với các tài sản nhà nước khi cần thiết phải thẩm định giá, các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc mua sắm tài sản nhà nước đều phải thuê dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá.

Đồng thời, khung pháp lý hiện hành cũng chưa có quy định rõ về quyền và trách nhiệm của cơ quan tài chính tại địa phương trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định giá, kết quả thẩm định giá.

Do đó, theo ông Phạm Vũ Anh, Phó Cục trưởng, Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) thì vấn đề trên dễ dẫn đến tình trạng móc ngoặc giữa doanh nghiệp thẩm định giá và những người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Hình thức móc ngoặc này có thể thực hiện bằng cách thẩm định giá quá cao khi mua sắm, ngược lại, thẩm định giá quá thấp khi bán.

Từ thực tế này, Bộ Tài chính đề xuất cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá; thành lập tổ chức thẩm định giá của nhà nước để đáp ứng yêu cầu thẩm định giá các tài sản nhà nước.

Tuy nhiên, việc xây dựng tổ chức thẩm định giá của Nhà nước, không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng cần cân nhắc sự cần thiết của tổ chức thẩm định giá của Nhà nước vì cơ quan nhà nước có thể thuê công ty thẩm định giá khi cần thiết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đồng tình với dự thảo quy định về việc thẩm định giá của Nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ thẩm định giá tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; các tài sản của nhà nước cho thuê, đi thuê, chuyển nhượng, bán, thanh lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Còn doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá đối với tất cả các loại tài sản mà xã hội có nhu cầu thẩm định giá, kể cả tài sản mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước khi có yêu cầu./.

Thùy Dương

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 6.000 xe Innova J  (07/06/2011)

>   'Giá xăng, điện ám ảnh người tiêu dùng Việt Nam' (07/06/2011)

>   5 tháng: Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 5,1 tỷ USD (07/06/2011)

>   Doanh nghiệp xoay chuyển chiến lược (07/06/2011)

>   Công ty Trung Quốc chi 609 triệu USD mua lại cổ phần của C.P Việt Nam (07/06/2011)

>   Việt-Nhật: Tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại 10 năm tới (07/06/2011)

>   Giá cá tra “tăng tốc” là thông tin ảo?! (07/06/2011)

>   Mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD thủy sản vào năm 2020 (07/06/2011)

>   Kinh tế biển Việt Nam: Chưa tương xứng với tiềm năng (07/06/2011)

>   Tháng 6 sẽ không thiếu điện (07/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật