Thứ Hai, 27/06/2011 17:43

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Thời thử lửa

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong tháng 5 cả nước có thêm hơn 5.500 DN đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký trên 40.200 tỷ đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, có 32.300 DN thành lập mới, tổng vốn đăng ký trên 194.900 tỷ đồng. Vì sao trong thời kinh tế khó khăn hiện nay vẫn có thêm hàng vạn DN mới? ĐTTC đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN.

- Bà đánh giá như thế nào khi nền kinh tế khó khăn nhưng nhiều DN vẫn ra đời?

- Kinh tế khó khăn, có thêm DN ra đời cũng là chuyện hết sức bình thường. Nhìn lại năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, số lượng DN mới thành lập cũng khá nhiều. Năm nay cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Có rất nhiều lý do để các DN được thành lập mới: nhu cầu mưu sinh hoặc vẫn nhìn thấy cơ hội kinh doanh trong khó khăn; có thể cùng một lĩnh vực, cùng dòng sản phẩm, DN này không thể tồn tại nhưng DN khác lại có thể phát triển. Thời điểm này, DN gặp khó khăn nhất là tìm nguồn vốn.

Do vậy, DN mới ra đời chắc chắn có tiềm lực vốn mạnh, có cơ sở để thuyết phục ngân hàng cho vay. Cái mới ra đời thay thế cho những cái cũ không còn cơ sở tồn tại là quy luật hiển nhiên. Mỗi năm có hàng vạn DN phá sản và thay vào đó là hàng vạn DN mới. Chúng ta nên hoan nghênh điều này.

- Thế nhưng, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có một nửa số DN đăng ký mới “sống sót”?

- Đây cũng không phải hiện tượng lạ. Theo nghiên cứu của một số tổ chức có uy tín, trong số DN mới ra đời, sau 3 năm có 25% DN biến mất khỏi thị trường, chỉ còn 75% DN có thể tiếp tục hoạt động.

Tất nhiên, 25% đó chỉ là con số tương đối, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay có thể đến 50%. Lý do để các DN mới khó tồn tại cũng rất nhiều. Có thể chủ DN chưa tính hết những khó khăn sẽ diễn ra với mình.

- Bài toán vốn của DN nhỏ và vừa (DNNVV) đang ngày một khó hơn. Bà nghĩ sao?

- Có thể khẳng định DNNVV có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Vì họ tạo ra của cải và rất nhiều công ăn việc làm cho người dân. Chính vì thế họ hoàn toàn xứng đáng được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Phải đứng trên góc độ các DNNVV tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân để xem xét hỗ trợ.

Trên thực tế, trong Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng nói rõ tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

Tuy nhiên, khi xét các điều kiện cho vay vốn, các ngân hàng thương mại cũng có những lý do riêng: quy mô DN nhỏ, điều kiện vay vốn chưa mang tính thuyết phục…

- Xin cảm ơn bà.

Thanh Lâm

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Tổ máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ hoạt động vào 2020 (27/06/2011)

>   PV OIL xây khu bồn chứa, trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi (27/06/2011)

>   Tăng trưởng công nghiệp không đi kèm hiệu quả? (27/06/2011)

>   Bunge bắt đầu sản xuất tại nhà máy nghiền đậu nành trị giá 100 triệu USD (27/06/2011)

>   Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)

>   Cá tra thừa hay thiếu? (27/06/2011)

>   Đề nghị TKV thoái vốn đầu tư ngoài ngành (27/06/2011)

>   Công ty gia đình thời kinh tế khó khăn (27/06/2011)

>   Thị trường điện cạnh tranh thực sự “cạnh tranh”? (27/06/2011)

>   Beeline thay tướng, có đổi được phận? (27/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật