Beeline thay tướng, có đổi được phận?
Từ ngày 24.6.2011, ông Michael Sasha Cluzel đã nhận chức tổng giám đốc điều hành của liên doanh GTel Mobile (mạng điện thoại di động Beeline) và là giám đốc khu vực Đông Dương (gồm Việt Nam, Campuchia và Lào) thay ông Alexey Blyumin.
Trước khi gia nhập Beeline, ông Michael Sasha Cluzel là giám đốc điều hành của công ty Milicom tại Lào. Ông tốt nghiệp thạc sĩ kinh doanh và khoa học chính trị tại đại học Heidelberg (Đức).
|
Beeline hy vọng thay đổi vị thế với lãnh đạo mới. |
Tại buổi ra mắt báo giới, vị tân tổng giám đốc cho biết, những thay đổi chiến lược mà tập đoàn này hướng tới tập trung vào hai lĩnh vực: phát triển nhân lực và phát triển mạng lưới. Cụ thể, trong năm 2011 Beeline sẽ có tổng cộng là 5.000 trạm BTS, 50.000 đại lý bán dịch vụ trên toàn quốc, xây thêm trung tâm chăm sóc khách hàng tại TP.HCM và Đà Nẵng. Còn nguồn nhân lực, sẽ mở rộng tổng số nhân viên của Beeline lên tới 1.000 người. Để thực hiện những mục tiêu trên, hơn một tháng trước, VimpelCom đã tuyên bố sẽ đầu tư thêm cho liên doanh GTel Mobile 500 triệu USD từ năm 2011 đến năm 2013. Vốn cam kết đầu tư, hiện đã giải ngân 194 triệu đôla Mỹ, một nguồn tin từ GTel Mobile cho biết. Trước khi có nguồn vốn bổ sung này, liên doanh GTel Mobile đã đầu tư 267 triệu đôla Mỹ.
Tại lễ ra mắt, tân tổng giám đốc Michael Sasha Cluzel tuyên bố: “Một năm qua Beeline dừng mọi hoạt động kinh doanh để dành sức cho việc đàm phán với đối tác về nguồn vốn. Còn bây giờ, là lúc để Beeline phát triển. Thị thường viễn thông Việt Nam được chia ra làm hai nhóm. Một là nhóm các nhà viễn thông phát triển như Vinaphone, Mobifone và Viettel. Nhóm thứ hai vào thị trường muộn hơn: S-fone, EVN Telecom, Beeline và Vietnammobile.
“Thị thường viễn thông Việt Nam được chia ra làm hai nhóm. Một là nhóm các nhà viễn thông phát triển như Vinaphone, Mobifone và Viettel. Nhóm thứ hai vào thị trường muộn hơn: S-fone, EVN Telecom, Beeline và Vietnammobile. Mục tiêu của chúng tôi là đứng thứ nhất trong nhóm thứ hai”.
|
Mục tiêu của chúng tôi là đứng thứ nhất trong nhóm thứ hai”. Tham vọng trên có thể không quá khó để biến thành hiện thực khi nguồn vốn mới của Beeline không phải là nhỏ trong khi các nhà mạng khác thuộc nhóm thứ hai đang gặp nhiều khó khăn khác nhau. S-fone đang chuyển đổi mô hình kinh doanh, EVN Telecom đang khó khăn về vốn, Vietnamobile cũng gặp khó khăn về nguồn vốn để phát triển hạ tầng cũng như các chính sách tiếp thị. Với ba triệu thuê bao theo báo cáo nhưng một nguồn tin riêng cho hay doanh thu của doanh nghiệp này thường xuyên đến từ 300.000 thuê bao. Kể từ khi nhà mạng này có thêm dãy số 0996, thuê bao có tăng nhưng không đáng kể. Hiện nay, Beeline chỉ mới khai thác các nội dung viễn thông cơ bản trên nền mạng 2G, còn khai thác trên 3G vẫn đang đàm phán với đối tác.
Beeline ra mắt thị trường bằng gói cước rẻ để cạnh tranh, song phát triển cách này biến Beeline thành các máy giặt thẻ, một cách so sánh đầy hình tượng về việc bán sim rẻ, có sẵn tiền cho khách hàng. Hướng mới ở giai đoạn này, theo ông Cluzel, hãng tập trung phát triển dịch vụ cho các thuê bao trung thành.
Gia Vinh – Thanh Tuyền
Sài gòn tiếp thị
|