Thứ Ba, 24/05/2011 10:41

Những khoản nợ “từ trên trời rơi xuống”

Với những dự án được xét thuộc diện danh mục khuyến khích đầu tư, hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án được miễn thuế nhập khẩu. Thế nhưng, hàng loạt doanh nghiệp có dự án ưu đãi đầu tư đang “phát sốt” vì đột nhiên bị truy thu cả tỷ đồng tiền thuế.

Kỳ I: Chưa thông báo nợ đã cưỡng chế

Đang sản xuất yên ổn, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon) bỗng tá hỏa vì hàng nhập khẩu về bị hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không hiểu tại sao.

Đại diện Ban lãnh đạo Seaprodex Saigon cho biết, tháng 2/2011, hàng hóa nhập khẩu của Công ty về cảng đột ngột bị hải quan cưỡng chế mà không hề được thông báo trước. Tra cứu danh sách tờ khai nợ thuế trên trang web của Cục Hải quan TP.HCM, doanh nghiệp này càng bất ngờ hơn khi thấy khoản nợ quá hạn gần 700 triệu đồng “từ trên trời rơi xuống”.

Một quyết định không hợp lý

Điều đáng nói là, khoản nợ thuế này bắt nguồn từ lô hàng mà Seaprodex Saigon đã nhập khẩu để đầu tư Dự án Kho lạnh 9.000 tấn cách đây hơn 3 năm và đã được hải quan áp mức thuế nhập khẩu 0% (cho hàng hóa nhập khẩu đầu tư tạo tài sản cố định).

“Đáng lẽ, khi có vấn đề xảy ra, hải quan phải trao đổi, thông báo, ra quyết định để doanh nghiệp thực hiện, nếu doanh nghiệp không thực hiện thì mới cưỡng chế. Đằng này, cơ quan hải quan chưa thông báo, chưa ra quyết định thu thuế với doanh nghiệp đã đột ngột áp dụng biện pháp cưỡng chế, đưa thông tin doanh nghiệp nợ thuế lên trang web. Việc cưỡng chế hàng hóa không thông báo trước không chỉ khiến doanh nghiệp thiệt hại lớn, mà còn cho thấy, cán bộ hải quan quá coi thường doanh nghiệp, không cần biết doanh nghiệp sống chết thế nào”, ông Nguyễn Duy Dũng, Tổng giám đốc Seaprodex Saigon bức xúc.

Kế toán trưởng Công ty Seaprodex Saigon cũng xác nhận, Công ty chưa nhận được thông báo về việc nợ thuế, thế mà toàn bộ các lô hàng nhập khẩu bị ách tại cảng, buộc nộp thuế mới cho thông quan, không cho hưởng thời gian ân hạn thuế như trước. Khi không kịp đóng thuế để thông quan, doanh nghiệp đành phải chấp nhận lưu bãi với chi phí của nhiều lô hàng lên tới 100 USD/ngày.

Không chỉ bất bình với cách hành xử của cán bộ hải quan, Công ty Seaprodex Saigon còn cho rằng, việc truy thu thuế như trên của Thanh tra Hải quan là không hợp lý. Cụ thể, Dự án kho lạnh 9.000 tấn của Công ty thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, đã được Ban Quản lý các KCN Bình Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 12/11/2007.

Theo giấy chứng nhận, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu (là thiết bị đồng bộ về danh mục tạo tài sản cố định khi đầu tư mới) theo quy định tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 6/12/2005 của Chính phủ. Trong số thiết bị đồng bộ nhập về tạo tài sản cố định này có mặt hàng panel cách nhiệt polyurethanne. Mặt hàng panel này đã được Sở Công nghiệp TP.HCM (nay là Sở Công thương) công nhận là mặt hàng thuộc dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ của hệ thống kho lạnh, được áp thuế theo mã máy chính (0%).

Tuy nhiên, theo kết quả thanh tra của Thanh tra Tổng cục Hải quan, mặt hàng panel cách nhiệt thuộc diện vật tư trong nước đã sản xuất được, không thuộc diện miễn thuế nhập khẩu và cũng không nằm trong dây chuyền thiết bị đồng bộ.

Phía doanh nghiệp không đồng ý vì cho rằng, vào thời điểm doanh nghiệp đầu tư, mặt hàng này trong nước chưa sản xuất được. Hơn thế, mặt hàng này còn được miễn thuế do dự án trên đã được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, được cấp giấy chứng nhận thiết bị đồng bộ về danh mục tạo tài sản cố định khi đầu tư mới.

Theo công văn mà Công ty Seaprodex Saigon gửi Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TP.HCM, mặt hàng panel cách nhiệt là một phần không thể tách rời của hệ thống kho lạnh (bao gồm cả máy nén, dàn ngưng tụ, dàn lạnh…), nên phải được tính thuế theo hệ thống máy chính, tức là việc tính thuế nhập khẩu riêng cho các tấm panel cách nhiệt là không phù hợp.

Doanh nghiệp lâm vào thế bí

Việc truy thu thuế nhập khẩu với mặt hàng panel đang đẩy Dự án đầu tư kho lạnh của Seaprodex Saigon vào tình trạng khó khăn chồng chất. Năm 2010, dự án này của Seaprodex Saigon lỗ gần 10 tỷ đồng. Năm nay, dù rất nỗ lực khắc phục, song số lỗ ước tính ít nhất cũng trên 6 tỷ đồng.

Trước tình hình khó khăn đó, lãnh đạo Công ty cho biết đang xem xét khả năng trình cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem lại vụ việc.

Tương tự Seaprodex Saigon, năm 2010, Công ty cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu An Hóa (Long An) cũng “choáng” khi bị truy thu 2,8 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với mặt hàng panel nhập khẩu để xây dựng kho lạnh 16.000 tấn từ năm 2008. Trước đó, căn cứ xác nhận của Sở Công nghiệp Long An rằng, đây là dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ, Chi cục Hải quan Bến Lứt đã áp thuế nhập khẩu 0% với mặt hàng panel theo mã máy chính.

Tuy nhiên, năm 2010, sau khi kiểm tra, Thanh tra Tổng cục Hải quan đã kết luận, việc áp mã này là không phù hợp. Theo đó, mặt hàng panel cách nhiệt không được áp mã theo máy chính, mà phải áp mã riêng với thuế suất thuế nhập khẩu 10% và thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%

Kỳ II: Khi cả hai bên cùng có lý

Hà Tâm

đầu tư

Các tin tức khác

>   Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường? (24/05/2011)

>   Mất 10.000 USD vì giao dịch cà phê 'chui' (24/05/2011)

>   Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô lại gặp khó (24/05/2011)

>   Không đòi được nợ, Vinapco vẫn phải bán tiếp xăng dầu (23/05/2011)

>   Vietnam Airlines vay 457 triệu USD mua 8 máy bay Airbus (23/05/2011)

>   Tập đoàn Nhà nước dưới góc nhìn người trong cuộc (23/05/2011)

>   Doanh nghiệp Việt bị chủ tàu nước ngoài chèn ép (23/05/2011)

>   "Mơ" kiếm siêu lợi nhuận: Coi chừng "gậy ông đập lưng ông" ! (23/05/2011)

>   SCIC triển khai kế hoạch bán vốn năm 2011 (23/05/2011)

>   Bất ổn cách… bình ổn giá (23/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật