Thứ Sáu, 20/05/2011 22:45

Nhật là thị trường tiềm năng cho ngành nhựa VN

Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa tại thị trường Nhật Bản hàng năm vào khoảng 8 tỷ USD, do vậy, Nhật Bản là thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam.

Vài năm trở lại đây, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường này chiếm 24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.

Riêng trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 235 triệu USD (tăng 27,7%) và ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm 2011 sẽ đạt 255 triệu USD.

Tuy nhiên, tại hội thảo “Tư vấn xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường Nhật Bản”, do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều đại biểu cho rằng tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam vào Nhật Bản còn quá khiêm tốn. Đây là một trong những thị trường rất khó tính với nhiều quy định khắt khe về chất lượng hàng hóa, trong khi một số doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin và kinh nghiệm.

Ông Koyama, Chuyên viên cấp cao của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết trong thời gian tới, các sản phẩm có truyền thống sử dụng nguyên liệu từ thủy tinh, gỗ, giấy như chai, lọ, tủ… sẽ được thay thế bằng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa.

Do đó, để phát triển ngành nhựa và kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược đầu tư công nghệ hiện đại, nghiên cứu sản phẩm và khảo sát các thị trường tiềm năng.

Mặt khác, đối với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức thương mại, hợp tác quốc tế của quốc gia này để được tư vấn, hỗ trợ thông tin thị trường, các quy định về chất lượng sản phẩm, thủ tục hành chính./.

Mỹ Phương

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Tạm dừng nhập đường: DN sẽ không găm hàng, đẩy giá? (20/05/2011)

>   VRG muốn xây dựng kho ngoại quan ở Trung Quốc (20/05/2011)

>   Vinapco ra “tối hậu thư” đòi nợ Jestar Pacific 170 tỷ (20/05/2011)

>   Đề xuất giải pháp bình ổn thị trường đường (20/05/2011)

>   Từ 1/6 sẽ đổi chỉ tiêu thống kê công nghiệp (20/05/2011)

>   TP HCM bán điện theo hình thức trả trước (20/05/2011)

>   Mò kim đáy bể tìm… vốn ưu đãi (20/05/2011)

>   Xuất nhập khẩu với Nhật tăng cao (20/05/2011)

>   4.600 tỷ đồng cho dự án thủy điện Lai Châu (20/05/2011)

>   Chương trình bình ổn giá đang được triển khai đúng hướng (20/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật