Thứ Bảy, 14/05/2011 07:08

VỀ VỤ BẮT GIỮ NGUYÊN CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG CÔNG TY SCIC NGUYỄN HẢI TRUNG

Lập dự án “ảo” lấy gần 200 tỉ đồng

Ba cán bộ ngân hàng đã tiếp tay cho “siêu lừa” chiếm đoạt gần 200 tỉ đồng.

Chiều 12-5, sau một thời gian dài lẩn trốn, bị can Nguyễn Hải Trung (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư công nghiệp Nam Trung Bộ - SCIC) được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Thuận di lý về đến Ninh Thuận để phục vụ điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

“Vẽ” dự án vay tiền tỉ

Được biết, ông Trung bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì liên quan trực tiếp đến gói kích cầu gần 200 tỉ đồng tại Ngân hàng Phát triển VN - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận.

Như Pháp Luật TP.HCM từng đưa tin, trong vụ ông Trung lừa đảo gần 200 tỉ đồng có liên quan đến ông Võ Thành Danh (nguyên Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Ninh Thuận), Võ Thành Xuân (nguyên Trưởng phòng Tín dụng) và Lê Quang Vũ (nguyên cán bộ tín dụng).

Tính đến tháng 6-2010, khi giám đốc Danh bị đình chỉ nhiệm vụ thì ông Trung chỉ mới hoàn trả 86 tỉ đồng cho ngân hàng rồi mất khả năng chi trả.

Sáng 13-5, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Ninh Thuận cho biết SCIC còn nợ 86,5 tỉ đồng và lãi phát sinh đến nay lên đến 93 tỉ đồng.

Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, SCIC được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận cấp vào ngày 29-1-2008 để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất titan và gang với tổng vốn đăng ký 100 tỉ đồng. Đến tháng 6-2008, SCIC điều chỉnh tăng vốn lên trên 252 tỉ đồng và cam kết nhà máy chính thức hoạt động vào tháng 1-2009. Tuy nhiên, đây chỉ là dự án “ma” để được UBND tỉnh Ninh Thuận cho thuê 10 ha với thời hạn 48 năm tại Khu công nghiệp Phước Nam (huyện Thuận Nam). Sau bốn lần bổ sung ngành nghề (thực chất SCIC không triển khai gì cả), SCIC đăng ký hoạt động thêm kinh doanh, xuất khẩu nông sản, cao su để tranh thủ vay vốn hỗ trợ kích cầu của Chính phủ vào đầu năm 2009.

Làm rõ việc cán bộ ngân hàng tiếp tay

Để vay được tiền, SCIC không cần thế chấp tài sản nào ngoài việc lập nhiều hợp đồng mua bán, xuất khẩu hàng nông sản, cao su “ma” với nhiều đối tác (thực ra là công ty con của SCIC thành lập ở nhiều tỉnh) để “hợp thức hóa” thủ tục vay vốn kích cầu. Sau đó, SCIC được ông Võ Thành Danh cùng êkíp thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn kích cầu tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Ninh Thuận và cấp chứng thư bảo lãnh cho SCIC vay tại các chi nhánh ngân hàng thương mại khác với tổng vốn vay gần 200 tỉ đồng.

Sau khi bắt được Nguyễn Hải Trung, cơ quan chức năng đang xem xét đến trách nhiệm hình sự đối với các cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Ninh Thuận về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Theo cơ quan chức năng, ông Danh và ông Xuân đã không thẩm định, định giá đối với nhà máy của SCIC (thực chất không có nhà máy) và không theo dõi tình hình thu mua, nhập kho, sử dụng vật tư, hàng hóa mà đã tiếp tay cho SCIC lập hồ sơ vay vốn kích cầu trót lọt gây thiệt hại cả trăm tỉ đồng của ngân hàng.

Minh Trân

PHÁP LUẬT TPHCM

Các tin tức khác

>   BMI tranh chấp với DQS: Tiền hậu bất nhất ? (13/05/2011)

>   “Gã khổng lồ Phố Wall” gục ngã vì 14 tội danh lừa đảo chứng khoán (13/05/2011)

>   Nhiều lãnh đạo DN niêm yết ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII (11/05/2011)

>   Tòa án Lâm Đồng bác đơn khởi kiện của HAG (07/05/2011)

>   Sabeco kiện C&P ra toà sau thương vụ 111 tỉ đồng (07/05/2011)

>   Đến lượt tàu Hoa Sen bị tạm giữ (06/05/2011)

>   Thương vụ Marico - ICP và số phận của “Đàn ông đích thực” (05/05/2011)

>   Tiết lộ "động trời" của một cò đất (05/05/2011)

>   Vụ siêu lừa cổ phiếu sắp được xét xử trở lại (04/05/2011)

>   EVN thực nợ trên 9.000 tỉ đồng (04/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật