Thứ Tư, 11/05/2011 13:44

Nhiều lãnh đạo DN niêm yết ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII

Ông Đặng Thành Tâm (bên trái), Chủ tịch Hội đồng Quản trị SGI và là một ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa tới, trong một lần gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barrack Obama.

Một loạt doanh nhân tên tuổi trên sàn chứng khoán như ông Đặng Thành Tâm (KBC, SGT, SQC, NVB), bà Đặng Thị Hoàng Yến (ITA), ông Phạm Duy Hùng (CTG) hay bà Vũ Thị Thuận (TRA) ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII trong danh sách 827 ứng cử viên tại 183 đơn vị bầu cử trong cả nước được công bố.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) là một trong những ứng viên nổi bật trong danh sách gần 100 doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội lần này. Đã nhiều năm liền, ông được ghi nhận là một trong những “người giàu” trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Sự có mặt của ông Tâm cũng trở nên đặc biệt hơn khi mà bà Đặng Thị Hoàng Yến, chị gái ông Tâm và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Tạo (ITA) cũng có mặt. Nếu cả hai đều trúng cử, đây sẽ là lần đầu tiên có hai doanh nhân là chị em ruột cùng góp tên trong một khóa Quốc hội.

Cũng đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân, trong danh sách ứng viên có sự góp mặt của nhiều doanh nhân tiêu biểu của các địa phương.

Như trường hợp ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thép Việt Nhật (Hải Phòng); ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội (Hà Nội); ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư U&I (Bình Dương); ông Đinh Huy Chiến, Chủ tịch Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công (Thái Nguyên); ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty Phân bón Tiến Nông (Thanh Hóa); ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hương Sen (Thái Bình); ông Lê Kiên Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Thái Minh (TP.HCM)…

Ông Lê Kiên Thành cũng là một trường hợp được công luận dành nhiều sự chú ý, vì là con trai cổ Tổng bí thư Lê Duẩn, và đã từng một lần ứng cử đại biểu Quốc hội nhưng không trúng cử.

Trong danh sách ứng viên, lãnh đạo một số doanh nghiệp nhà nước lớn cũng có mặt, như ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam; ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTG) ; ông Nguyễn Minh Quang, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC - UIC); ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Sài Gòn; ông Thân Đức Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Cienco 5…

Đáng chú ý, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đóng góp tới 3 ứng viên trong danh sách lần này, bao gồm ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng giám đốc; ông Nguyễn Chiến Thắng và ông Nguyễn Văn Biên, đều là Phó tổng giám đốc.

Một số doanh nhân nữ tiêu biểu cũng góp tên trong danh sách lần này, như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam; bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất; bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Traphaco (TRA); bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Hồ Gươm…

Trường hợp của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam cũng đáng chú ý, khi đóng góp tới ba ứng viên đều là nữ, gồm bà Trần Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị; bà Nguyễn Thị Thúy Vân, kế toán viên và bà Vũ Thị Thanh Thảo, cán bộ kỹ thuật. Sinh năm 1986, bà Nguyễn Thị Thúy Vân cũng là một trong những ứng viên trẻ nhất trong danh sách lần này.

Trong các khóa Quốc hội gần đây, các đại biểu là doanh nhân đã có những đóng góp đáng kể, nhất là trong vấn đề xây dựng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế.

Tham gia Quốc hội có thể xem là một bước “chuyển tiếp” quan trọng đối với nhiều doanh nhân một khi muốn chuyển sang hoạt động chính trị, nhất là ở các địa phương. Theo ghi nhận của VnEconomy, nhiều doanh nhân khi chuyển sang hoạt động trong bộ máy chính quyền các địa phương đã phát huy rất tốt kinh nghiệm thực tiễn của mình trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, ở cấp trung ương, với tư cách là cán bộ do Chính phủ quản lý, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn hoàn toàn có thể được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo của các bộ ngành hoặc địa phương, và việc tham gia Quốc hội cũng là một yếu tố được đánh giá cao trong quá trình bổ nhiệm.

Anh Minh

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Tòa án Lâm Đồng bác đơn khởi kiện của HAG (07/05/2011)

>   Sabeco kiện C&P ra toà sau thương vụ 111 tỉ đồng (07/05/2011)

>   Đến lượt tàu Hoa Sen bị tạm giữ (06/05/2011)

>   Thương vụ Marico - ICP và số phận của “Đàn ông đích thực” (05/05/2011)

>   Tiết lộ "động trời" của một cò đất (05/05/2011)

>   Vụ siêu lừa cổ phiếu sắp được xét xử trở lại (04/05/2011)

>   EVN thực nợ trên 9.000 tỉ đồng (04/05/2011)

>   Gần 30 tỉ đồng “bốc hơi” sau một vụ sáp nhập (04/05/2011)

>   Tổng thống Mỹ tuyên bố: 'Osama bin Laden đã chết' (02/05/2011)

>   Ông Lê Đức Thúy nghỉ hưu từ ngày 1/5 (30/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật