Thứ Năm, 05/05/2011 11:04

Lãi suất ngân hàng “lụy” sang chứng khoán

Nhiều công ty chứng khoán đã nâng mức phí dịch vụ lên hơn 20%/năm trước sự gia tăng của lãi suất ngân hàng.

Từ đầu tháng 4.2011, hàng loạt công ty chứng khoán đã bắt đầu nâng cao mức phí hỗ trợ vốn cho các dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, đòn bẩy tài chính, cầm cố chứng khoán… Tính đến cuối tháng 4, có hơn 10 công ty chứng khoán nâng mức phí này lên trên 20%/năm. Mức cao nhất là 27%/năm của Công ty Chứng khoán Kim Long (HNX: KLS) đối với dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán. Mức thấp nhất là Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) với phí ứng trước tiền bán chứng khoán là 20,5%/năm. Lý do các công ty đưa ra là lãi suất ngân hàng tăng cao nên mức phí dịch vụ chứng khoán phải tăng tương ứng.

Theo ông Võ Kim Phụng, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS), việc tăng phí của các công ty chứng khoán có nguyên nhân từ Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, dư nợ cho vay khu vực phi sản xuất đến cuối năm 2011 phải giảm xuống còn 16% tổng dư nợ. Với quy định này, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để hạn chế cho vay, khiến nguồn vốn dành cho chứng khoán bị thu hẹp.

Trong khi đó, một số khoản vay của các công ty chứng khoán quy mô nhỏ đã đến lúc đáo hạn, nhưng không được ngân hàng thương mại cho vay tiếp. Vì đã cho khách hàng vay tiền, họ buộc phải tìm nguồn thu khác để đắp vào. Một số phải huy động vốn từ khách hàng với lãi suất cao hơn cả lãi suất của ngân hàng thương mại. “Các công ty chứng khoán phải tăng mức phí lên, vừa để tăng nguồn thu, vừa bù đắp chi phí lãi vay cao”, ông Phụng nói.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SBS), cho biết, trên thực tế, các công ty chứng khoán chỉ đóng vai trò trung gian giữa nhà đầu tư và ngân hàng trong các hợp đồng cho vay vốn. Và việc tăng phí cũng không giúp cải thiện đáng kể nguồn thu cho các công ty chứng khoán vì nhà đầu tư vẫn đang thờ ơ với thị trường.

Tuy nhiên, theo ông, các công ty chứng khoán có lượng tiền mặt dồi dào sẽ có lợi thế lớn trong lúc này. Lợi thế đó chủ yếu thuộc về những công ty nắm giữ thị phần môi giới lớn trên thị trường như KLS (gần 2.000 tỉ đồng tiền mặt), VND (hơn 1.000 tỉ đồng), SBS (gần 1.300 tỉ đồng).

Tại SBS, thời điểm trước tháng 4.2011, mức phí hỗ trợ vốn trung bình vào khoảng 23%/năm, nhưng nay đã tăng lên 25%/năm. Ông Hùng cho biết, vì giá trị giao dịch toàn thị trường mỗi phiên chỉ khoảng vài trăm tỉ đồng, nên việc tăng phí lúc này không mang lại nguồn lợi đáng kể. Trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều khó khăn, SBS đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Lào và Campuchia (SBS có chi nhánh tại đây). Đối với hầu hết các công ty khác, họ chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ cơ bản để duy trì hoạt động.

Có thể thấy, doanh thu của các công ty chứng khoán chủ yếu đến từ các dịch vụ thu phí. Những thời kỳ giao dịch ảm đạm như hiện nay, công ty chứng khoán rất khó có thể xoay xở. Do đó, họ đều mong chờ các cơ quan quản lý nhanh chóng cho phép tạo ra các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Thị trường sẽ thực sự sôi động nếu nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn.

Ngọc Dương

nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   05/05: Bản tin 20 giờ qua (05/05/2011)

>   Áp lực giải chấp: Nguy cơ có thực? (04/05/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (04/05/2011)

>   Ngày 04/05: Khối ngoại bán mạnh CTD, gom SSI và tăng mua trên HNX (04/05/2011)

>   Triển vọng cổ phiếu ngành BĐS năm 2011 (04/05/2011)

>   Tháng 5 bắt đáy chứng khoán? (04/05/2011)

>   Ẩn số thị trường tháng 5 (04/05/2011)

>   04/05: Bản tin đầu tuần (04/05/2011)

>   Khối ngoại mua ròng: Điểm sáng thị trường tháng 4 (03/05/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết từ 04-06/05 (03/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật