Thứ Ba, 17/05/2011 11:19

Giá thị trường là bài toán lớn nhất trong M&A

TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, chuyên gia tư vấn về các thị trường mới nổi cho nhiều tập đoàn đa quốc gia cho biết, trong nhiều yếu tố, giá là bài toán lớn nhất của thương vụ mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

* M&A: Thế lực của những ông chủ dư tiền

Theo đánh giá của ông, hoạt động M&A tại Việt Nam có tiềm năng và cơ hội phát triển như thế nào trong thời gian tới?

Nhu cầu M&A luôn tồn tại, dù ở một thị trường phát triển như Mỹ, nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn, Trung Quốc), hay tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với mức độ hội nhập và theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có tiềm năng M&A ở lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, dịch vụ bán lẻ, y tế…

Có thể thấy, một số công ty chứng khoán Việt Nam đang không có khả năng sinh lời, buộc họ phải tiến hành M&A để tồn tại. Hay một số ngân hàng nhỏ đang trong tình trạng yếu thế, tạo cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm. Ở lĩnh vực tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi mức tiêu dùng sụt giảm, đó là cơ hội để những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính tiến hành M&A nhằm gia tăng thị phần.

Nhưng theo đánh giá của tôi, hiện chưa phải là giai đoạn lý tưởng để tiến hành M&A tại Việt Nam. Thời gian hợp lý có thể là năm 2012 và 2013.

Ông có thể phân tích rõ hơn nhận định đó?

Cao điểm của hoạt động M&A là khi giá trị mục tiêu của doanh nghiệp thấp hơn giá thị trường; tiếp đó là nguồn vốn thanh khoản tốt, nhiều người sẵn sàng cung ứng tài chính để thực hiện thương vụ M&A.

Trong đó, giá thị trường được xem là bài toán lớn nhất. Phần lớn các doanh nghiệp tiến hành M&A khi họ nhận thấy có thể mua lại những đối thủ cạnh tranh để có được khách hàng mới, thị phần mới, với giá rẻ hơn so với việc họ tự hoạch định, phát triển khách hàng và giành lấy thị phần đó.

Tại Việt Nam, nếu so sánh với các thị trường lân cận thì giá các doanh nghiệp vẫn hơi cao, trong khi nguồn vốn đang bị thu hẹp do những biến động về tỷ giá, lãi suất, lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô. Do vậy, cần một thời gian nữa để các điều kiện đó chín muồi.

Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề gì khi tiến hành M&A?

Theo kinh nghiệm của tôi khi làm ăn tại Trung Quốc, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn hậu M&A. Doanh nghiệp phải tính toán làm sao để hậu M&A phải vận hành được hai hệ thống quản trị điều hành, hai hệ thống văn hóa khác nhau, thậm chí là hai hệ thống sản phẩm khác nhau một cách êm xuôi và trơn tru. Nếu không, giao dịch M&A sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, chứ chưa nói đến việc đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Muốn vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn; quy trình khảo sát, nghiên cứu phải chặt chẽ; nắm được những điểm mạnh, yếu của hai doanh nghiệp; đồng thời dự liệu những khả năng xảy ra khi kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu đó; dự liệu sự xuất hiện các yếu tố của doanh nghiệp này ở thị trường, ở khách hàng của doanh nghiệp khác.

Đặc biệt, M&A là hoạt động đòi hỏi phải hết sức chuyên nghiệp, cần có đội ngũ chuyên biệt để tiến hành việc này. Tại Mỹ, Cisco Systems là một doanh nghiệp rất thành công với chiến lược dùng M&A làm đòn bẩy để phát triển. Họ có riêng một đội ngũ để tiến hành M&A. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kỹ lưỡng những phương thức mà Cisco Systems đã làm và thành công.

Ông đánh giá thế nào về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực M&A tại Việt Nam hiện nay?

Tại Việt Nam, tôi thấy có nhiều nhà đầu tư chiến lược muốn khuếch trương, tìm thị phần, thị trường cho tương lai 10 – 20 năm nữa, chứ không quá chú trọng lợi nhuận trước mắt. Họ là các công ty đa quốc gia, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ. Số này cũng có hai khuynh hướng, một là đã vào “đóng cọc”, giữ chỗ ngay bây giờ; hai là mới khảo sát, tìm hiểu và chờ đợi thời điểm thích hợp hơn trong vài năm nữa.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư tài chính tiến hành M&A tại Việt Nam với mục tiêu tỷ lệ lợi nhuận cao và thời gian hoàn vốn sớm.

Công ty ông có dự kiến hướng vào thị trường Việt Nam và Đông Nam Á khi tiến hành M&A không?

Chúng tôi rất quan tâm đến khu vực này, trong đó có thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cụ thể hơn nữa thì chúng tôi còn dựa vào phân tích hai yếu tố cơ bản nêu trên, là giá thị trường và tính thanh khoản của nguồn vốn. Nếu thị trường Việt Nam đạt được các điều kiện đó thì tất nhiên là chúng tôi sẽ tiến hành thương vụ.

Huy Hào - Thanh Hà thực hiện

Đầu tư

Các tin tức khác

>   VCB: Chào bán 20% cp cho nước ngoài tối thiểu bằng giá thị trường (17/05/2011)

>   SRA chào bán 4 triệu cổ phiếu tăng vốn lên 60 tỷ đồng (17/05/2011)

>   SHB đã chuyển đổi 13.18 triệu trái phiếu chuyển đổi (17/05/2011)

>   Áp lực kép trên thị trường vốn (17/05/2011)

>   NDN dự kiến tăng vốn lên 150 tỷ đồng (17/05/2011)

>   M&A: Thế lực của những ông chủ dư tiền (17/05/2011)

>   Phát hành giá cao: Tiền nào của nấy (17/05/2011)

>   DXG nộp hồ sơ phát hành 16 triệu cổ phiếu (17/05/2011)

>   Phân lân Ninh Bình phát hành gần 1.4 triệu cổ phiếu thưởng (16/05/2011)

>   SEB chào bán riêng lẻ hơn 19.6 triệu cổ phiếu (16/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật