Thứ Tư, 18/05/2011 23:25

Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 24%/năm

Theo nhiều doanh nghiệp, lãi suất vay vốn ngân hàng hiện nay đã lên tới 24%/năm và lo lắng tình trạng này kéo dài, nguy cơ đóng cửa, ngừng sản xuất sẽ xảy ra.

Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc tài chính Công ty cổ phần thực phẩm Hanco (Hanco Food) cho hay, đơn vị này hiện đang phải vay vốn sản xuất với lãi suất từ 20 - 24%, tùy từng ngân hàng. Có ngân hàng còn chào với mức 25%/năm.

Hiện tại, Hanco Food đang vay nợ khoảng 40 tỉ đồng và phải trả gần 1 tỉ đồng/tháng tiền lãi. “Mức lãi suất này là quá cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nếu kéo dài tình trạng này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không thể chịu nổi”, ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Trí Kiên, Giám đốc Công ty may túi xách Minh Tiến (Miti) than thở rằng đang vào mùa sản xuất, cần tiền mặt để mua nguyên phụ liệu nhưng lại đến kỳ đáo hạn ngân hàng nên phải chạy vạy khắp nơi vay tiền. Trong khi đó, khoản vay mới lại gặp những vấn đề như lãi suất quá cao, lên tới trên 22%/năm và hàng loạt điều kiện ràng buộc.

Theo ông Kiên, do vay thế chấp bằng hàng hóa tồn kho nên muốn được vay, công ty này phải có kho hàng riêng, thuê bảo vệ cho kho, mua bảo hiểm tài sản với chi phí không hề nhỏ.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại thừa nhận, lãi suất cho vay hiện nay là quá cao, vượt qua sức chịu đựng của doanh nghiệp. “Theo quan điểm của tôi, với tình hình như hiện nay, doanh nghiệp chỉ đủ sức duy trì được từ 6 - 9 tháng, bằng với một chu kỳ của một chính sách tiền tệ. Do vậy, nếu để tình trạng này kéo dài hơn thì sẽ rất nguy hiểm”, ông này nói.

Để giảm mức vay vốn xuống mức thấp nhất có thể, nhiều doanh nghiệp chấp nhận giảm bớt lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng nhằm xoay vòng vốn nhanh hơn. Cách làm được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay là không bán thiếu, bán gối đầu cho khách hàng. Đại diện Miti nói rằng đã chấp nhận tăng chiết khấu cho khách hàng thêm 3 - 5% so với trước đây để được thanh toán sớm.

Trong khi đó, Hanco Food siết chặt công nợ đến mức tất cả các đại lý của kênh truyền thống đều phải trả bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới đã được hoãn lại, sắp xếp lại ngành nghề kinh doanh, chỉ giữ lại những ngành nghề hiệu quả, cắt giảm nhân viên, đại lý phân phối không hiệu quả…

Tuy nhiên, các biện pháp trên cũng gây những hậu quả nhất định như doanh số bán hàng không tăng, mất các cơ hội quảng bá, làm thương hiệu.

Theo các doanh nghiệp, thời điểm này mục tiêu của họ là làm sao duy trì được sản xuất chứ không dám tính đến lợi nhuận. “Mọi nguồn lực chúng tôi đã sử dụng hết. Tình trạng khó khăn này mà kéo dài thì nguy cơ đóng cửa, ngừng hoạt động là hoàn toàn có thể xảy ra”, đại diện một doanh nghiệp nói.

Minh Tâm

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Dầu khí: Manh nha những cuộc tháo chạy   (18/05/2011)

>   Chấn chỉnh công tác quản lý các gói thầu EPC (18/05/2011)

>   Thị trường điện cạnh tranh: “Tư nhân nhảy vào đâu dễ” (18/05/2011)

>   Tiềm ẩn xung đột ở sàn hàng hóa (18/05/2011)

>   “Khép cửa” xe nhập: “Chúng tôi hết đường làm ăn!” (18/05/2011)

>   Xuất khẩu co hẹp vì lãi suất cao (18/05/2011)

>   Chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam sẽ là nhà sản xuất cao su lớn thứ 4 thế giới (18/05/2011)

>   Nhập khẩu tháng 4 lập kỷ lục (18/05/2011)

>   SPT hoàn tất hồ sơ liên doanh mạng S-fone (18/05/2011)

>   Giải pháp vốn cho doanh nghiệp: Tính toán từ nội lực (18/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật