23/05: Bản tin đầu tuần
(Vietstock) – Chỉ số CPI ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội đều giảm tốc nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang lo ngại nhiều về vấn đề lãi suất bởi thực chất lạm phát đang cao hơn lãi suất trần do Nhà nước quy định. Bên cạnh đó là hàng loạt khó khăn đối với hệ thống các ngân hàng vẫn đang rình rập.
VĨ MÔ – ĐẦU TƯ: CPI tháng 5 hai “đầu tàu” giảm tốc
* Tăng 2.38%, CPI tháng 5 tại TPHCM giảm tốc: Đây là mức thấp hơn so với cách đây một tháng. Tuy nhiên, so sánh trong khoảng 24 tháng gần đây, mức tăng này vẫn thuộc loại rất cao. Xem thêm
* CPI tháng 5 Hà Nội tăng thấp so với tháng 4. Tăng 1.76% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 tại Hà Nội chỉ “nhón bước” so với con số “khủng” gần 3.3% cách đây chừng 1 tháng. Xem thêm
* Sản xuất công nghiệp Hà Nội 5 tháng đầu năm vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng quan trọng khi đạt giá trị 47,387.7 tỷ đồng, tăng 12.6% so cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Vietstock Weekly 23 – 27/05: Giải chấp khi nào cắt cơn?
Về nguyên tắc khi đường giá của VN-Index đã phá vỡ ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% thì sẽ kéo theo giai đoạn giảm điểm mạnh bất ngờ (thrust down) và trong một số trường hợp là hoảng loạn trên thị trường.
Chúng tôi cho rằng giá đang đi theo kịch bản này. Vùng chống đỡ gần nhất của VN-Index là 415 – 425 điểm. Với sự xuất hiện của những cây nến long red candle, khả năng giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm vào đầu tuần sau.
HNX-Index xu hướng tuần sau nhiều khả năng sẽ đi theo hướng giằng co và tích lũy. Xem thêm |
* Xuất khẩu sang Nhật: Mặt hàng nào có lợi thế? Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó. Xem thêm
* Đổi chính sách: Doanh nghiệp rối. Việc thay đổi chính sách liên tục khiến nhiều doanh nghiệp sa vào giải quyết các sự vụ, tình huống nhiều hơn là tập trung vào các mục tiêu dài hạn. Xem thêm
TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG: Bài toán lãi suất khó giải
* Vẫn còn một số TCTD và chi nhánh NH nước ngoài xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2011 trên 20%, tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất cao hơn năm 2010. Thống đốc NHNN yêu cầu xử lý nghiêm nếu vi phạm quy định kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm 2011. Xem thêm
* Giao dịch liên ngân hàng tăng đột biến. Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 11/5 đạt xấp xỉ 121,444 tỷ đồng, tăng 107% so với tuần trước, giao dịch bằng USD tăng gần 187% đạt 4.04 tỷ USD. Bình quân đạt khoảng 24,289 tỷ đồng và 808 triệu USD/ngày. Xem thêm
* “Tháo ngòi nổ" để giảm lãi suất: Muốn giảm lãi suất, không thể "đánh trực diện" vào lãi suất. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài các giải pháp căn cơ, cần sử dụng các giải pháp hành chính mới có thể đạt hiệu quả. Xem thêm
* Huy động - cho vay ngoại tệ giảm: Lượng ngoại tệ của khách hàng gửi vào ngân hàng đang có dấu hiệu giảm dần và có xu hướng chuyển sang tiết kiệm tiền đồng nhiều hơn kể từ khi NHNN áp trần lãi suất 3%/năm và tăng thêm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ cũng như trước diễn biến dịu dần của tỷ giá và lãi suất tiền đồng tăng cao. Xem thêm
* Triển vọng lợi nhuận ngân hàng không sáng sủa. Lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng trong quý 1/2011 đều tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả này không thật sự tích cực như nhiều người nghĩ. Bên cạnh đó, nguồn gốc lợi nhuận của các ngân hàng chủ yếu đến từ việc dư nợ tín dụng tăng mạnh. Do vậy, trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, hệ thống ngân hàng tiếp tục chịu nhiều rủi ro tín dụng Xem thêm
*Nguy cơ nợ xấu: TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo thị trường đang có những diễn biến hết sức lo ngại: lãi suất cao, thanh khoản yếu, nợ xấu gia tăng. Sản xuất đình trệ, không sống nổi với giá vốn gấp 2-3 lần lợi nhuận và hậu quả là NH khó thu hồi được nợ. Xem thêm
* DaiABank: 4 tháng đầu năm ngân hàng đạt 124.8 tỷ đồng lợi nhuận, bằng 99.8% cả năm 2010 và đạt 25% kế hoạch năm 2011. Xem thêm
* ABBank: 4 tháng đạt 189 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản đạt 34,969 tỷ đồng. Xem thêm
* HDBank: Lợi nhuận trước thuế 4 tháng đầu năm đạt trên 200 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
* Cổ phiếu của các “ông lớn“ lâm nạn: 1/3 số cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn đang có giá thấp hơn mệnh giá, thậm chí chỉ bằng giá mua một mớ rau nhỏ. Xem thêm
* Cổ phiếu chứng khoán thời thất sủng. Trong thị trường giá xuống, cổ phiếu chứng khoán thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngược lại khi phục hồi, cổ phiếu ngành này lại có sức bật đầu tiên vì kỳ vọng doanh nghiệp có lợi nhuận tốt. Xem thêm
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
* GMD đi trồng cao su ở Campuchia: Ý kiến phản đối của các cổ đông khi họ cho rằng HĐQT đi sai chiến lược kinh doanh của công ty với kế hoạch đầu tư dự án trồng cao su ở Campuchia. Xem thêm
* HVG: ĐHĐCĐ thường niên đã thông qua mức cổ tức năm 2010 là 30% bằng tiền mặt và năm 2011 cũng sẽ không thấp hơn chỉ tiêu này. Xem thêm
* Khi quỹ đầu tư “nổi loạn”: Sự sụt giảm liên tục của TTCK khiến nhiều nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức sốt ruột, và họ quay sang “hành” lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết. Xem thêm
* STB: Lãi trước thuế hợp nhất đạt 715 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và bằng 26% kế hoạch. Xem thêm
* VCG: Hợp nhất quý 1 lỗ gần 19 tỷ đồng, trong khi báo cáo tài chính riêng lẻ công ty mẹ lãi ghi nhận mức lãi ròng 90.6 tỷ đồng. Nguyên nhân một phần là do lợi nhuận sau thuế tại CTCP Xi măng Cẩm Phả giảm mạnh.
* TNA: 4 tháng đầu năm đạt gần 385.5 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 40.57% kế hoạch năm và tăng 55.74% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế 23.03 tỷ đồng, đạt gần ½ kế hoạch và tăng xấp xỉ 83% cùng kỳ năm 2010. Xem thêm
* Nhiều doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức: Trong tuần giao dịch tới (23-27/05) trên cả hai sàn HOSE và HNX tiếp tục có hàng loạt cổ phiếu sẽ giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2010. Xem thêm
THẾ GIỚI:
* Ngày 21/05, Standard & Poor’s (S&P) hạ triển vọng tín nhiệm của Ý từ ổn định xuống tiêu cực do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp và triển vọng ảm đạm của việc cắt giảm nợ công. Xem thêm
* Ngày 20/05, Fitch mạnh tay hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ BB+ xuống B+ với triển vọng tiêu cực. Đồng thời, Fitch cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp nếu EU và IMF không thể đưa ra một kế hoạch đáng tin cậy nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại nước này. Xem thêm
Viết Vinh - Xuân Anh tổng hợp
|