Thứ Sáu, 08/04/2011 08:21

Thương vụ giữa FPT và EVN Telecom: Dễ đến và... dễ đi

Ngày 6.4, HĐQT FPT đã quyết định rút vốn khỏi thương vụ mua cổ phần tại EVN Telecom.  Vì sao?

* FPT cân nhắc và tìm kiếm cơ hội với S-Fone

* FPT rút khỏi EVN Telecom vì hiệu quả không như mong đợi'

60% và 49%...

Ngày 1.11.2010, Tập đoàn FPT công bố thông tin về việc HĐQT đã nhất trí thông qua việc phát hành trái phiếu thường với tổng mệnh giá không quá 2.000 tỉ đồng và đầu tư 44% vốn điều lệ tại Cty Thông tin viễn thông Điện lực (EVN Telecom). Bên cạnh đó, một khoản đầu tư khác được cho là từ “đứa con” của FPT là FPT Telecom, qua đó để nâng tỉ lệ nắm giữ của “hai cha con” lên mức 60% vốn điều lệ tại EVN Telecom. Nếu kịch bản này diễn ra êm xuôi, phía FPT sẽ nắm quyền cầm trịch và điều hành tại EVN Telecom, và cũng sẽ hoàn toàn chủ động đưa ra chiến lược phát triển mới cũng như các phương thức kinh doanh dịch vụ.

Tuy nhiên, tình hình có thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ trong quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa EVN Telecom, chỉ cho phép DN này bán 49% cổ phần trong tổng số hơn 2.963 tỉ đồng vốn điều lệ, bán cho người lao động trong DN 0,4%, còn lại EVN nắm giữ 50,6%. Theo phương án này, việc cầm trịch sẽ vẫn thuộc về EVN.

Song với những người điều hành tại EVN Telecom hiện tại, họ đã không làm được gì để thay đổi tình trạng khó khăn đang tồn tại ở DN này. Trên thực tế, họ chỉ còn trông chờ vào việc bơm vốn từ bên ngoài, mong vực dậy hoạt động của EVN Telecom.

FPT thôi đầu tư, ai mừng nhất?

EVN Telecom cũng sa vào khó khăn như các mạng viễn thông di động S-Fone, Vietnamobile và Beeline, nhưng điểm khác là:

S-Fone một thời và Vietnamobile, Beeline hiện tại dù gì thì cũng còn vốn góp từ phía nước ngoài. Trong khi đó, EVN Telecom với 100% vốn của EVN, thua lỗ xảy ra thì chỉ mình EVN gánh chịu. Hơn lúc nào hết, dư luận đang chờ đợi sự công bố từ EVN xem thương vụ EVN Telecom đang thua lỗ ra sao, và liệu người dân có phải chịu thay gánh nặng EVN Telecom?

Sau nhiều ngày dư luận bàn tán về việc FPT sẽ rút vốn, cuối cùng quyết định cũng đã được tập đoàn này đưa ra. Vấn đề đang được quan tâm tiếp theo là, khoản đặt cọc trước đó nhằm thế chân được cho là lên đến hàng trăm tỉ đồng sẽ được hai bên giải quyết ra sao? FPT là DN niêm yết, mỗi khoản đầu tư bị thiệt hại đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu trên sàn.

Thương vụ FPT đầu tư vào EVN Telecom đã được quyết định khá vội vàng và thiếu thực tế. Phía FPT đã không hiểu hết, và trên thực tế cũng chưa nhiều kinh nghiệm gì về thị trường thông tin di động.

Đúng như lời ông Nguyễn Thành Nam - Nguyên Tổng GĐ FPT - thổ lộ rằng vụ đầu tư này như một canh bạc, 5 ăn 5 thua. Với một canh bạc đầu tư đến hàng ngàn tỉ đồng như thế, tại sao lãnh đạo FPT không tổ chức lấy ý kiến cổ đông? Điều này lại gợi nhớ vụ HĐQT FPT đã qua mặt cổ đông trong việc “bán” thương hiệu để góp vốn vào các Cty con cách đây hơn hai năm, khiến cổ đông bất bình, làm xôn xao thị trường chứng khoán vì cho rằng ban lãnh đạo FPT khi ấy đã “tham nhũng thương hiệu” đã thuộc về sở hữu chung của cổ đông.

Theo GĐ một mạng di động thì đầu tư vào lĩnh vực này phải tính từ 400-500 triệu USD trở lên. Nếu thương vụ FPT đầu tư trót lọt thì khoản gần 2.000 tỉ đồng cũng chỉ như muối bỏ bể. Và tất nhiên nếu bị sa lầy vào thương vụ EVN Telecom, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng tới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận gấp bốn lần của FPT trong giai đoạn 2011-2014 mà HĐQT đã đề ra. Và với tân Tổng GĐ Trương Đình Anh - vốn nổi tiếng thực dụng, lại được giao thực thi sứ mệnh ấy - không dễ gì chấp nhận một thương vụ đầy rủi ro như thế.

Thương vụ không thành công, đối tượng vui mừng nhất chính là các cổ đông FPT và nhà đầu tư, vì họ sẽ thoát được nguy cơ bị “đốt tiền”.

Thẩm Hồng Thụy

lao động

Các tin tức khác

>   NVN nộp hồ sơ phát hành hơn 5.1 triệu cổ phiếu (07/04/2011)

>   Ngân hàng chọn cổ đông chiến lược nước ngoài không còn dễ (07/04/2011)

>   FPT rút khỏi EVN Telecom vì hiệu quả không như mong đợi' (06/04/2011)

>   VNM hoàn tất phát hành cho cán bộ nhân viên  (06/04/2011)

>   Thương vụ FPT – EVN Telecom khó thành (06/04/2011)

>   DLG phát hành thành công 213 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (05/04/2011)

>   AirMekong muốn bán 30% cổ phần (03/04/2011)

>   Ngân hàng “bấn” chuyện lợi nhuận, tăng vốn (03/04/2011)

>   Ngân hàng vẫn ồ ạt phát hành cổ phiếu (02/04/2011)

>   SHB410030: Hủy niêm yết trái phiếu chuyển đổi (01/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật