Thứ Năm, 07/04/2011 12:18

Đề nghị tăng giá bán đường bình ổn lên 22% có hợp lý?

Trong bối cảnh chịu sức ép tăng giá chi phí đầu vào, doanh nghiệp cho rằng việc điều chỉnh giá hàng bình ổn vào thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải bất cứ mặt hàng nào cũng bị tác động bởi các yếu tố đầu vào tăng. Đường là một ví dụ.

So với cuối 2010, diễn biến thị trường đường thế giới và nội địa hiện nay không quá căng thẳng, giá đang có xu hướng giảm. Nếu như tháng 12 năm ngoái, giá mỗi tấn đường tinh luyện giao dịch trên sàn London còn trên 850 USD, thì ngay trong tháng 3, đầu tháng 4.2011, nhà nhập khẩu chỉ phải mua ở mức xoay quanh 700 USD. Cộng cả thuế, cước vận chuyển về đến cảng Việt Nam thì giá tối đa chỉ 17.000 đồng/kg.

Tính theo nhiều cách, giá đường bán lẻ mà người dùng phải trả sẽ chênh lệch từ 8 – 12% so với giá nhà máy bán ra. Qua các khâu trung gian là doanh nghiệp thương mại, đại lý và người bán lẻ, chi phí lưu thông của mỗi ký đường đến tay người dùng là 2.200 – 2.700 đồng, trong đó, doanh nghiệp thương mại lời khoảng 200 đồng mỗi ký bán ra.

Theo tính toán của ông Đỗ Thành Liêm, giám đốc nhà máy đường Khánh Hoà, chi phí cho một ký đường tinh luyện bán lẻ là 1.340 đồng. Trong đó, 1.000 đồng phí chia lẻ, đóng bao, tiền vận chuyển là 240 đồng, còn lại là thuế VAT và các chi phí khác.

Với cả hai cách tính này, nếu giá thành đường tinh luyện sản xuất trong nước bằng giá nhập khẩu cộng với thuế và giá cước, thì mức bán lẻ của giá đường tinh luyện dao động trong khoảng 18.340 đồng cho tới 19.700 đồng. Tính ra, chi phí trung gian cho mỗi ký đường tới tay người tiêu dùng là 16%.

Thành phố chưa thông qua đề nghị tăng giá hàng bình ổn

Ngày 5.4, bà Lê Ngọc Đào, phó giám đốc sở Công thương TP.HCM cho biết, UBND thành phố chưa thông qua mức giá các mặt hàng bình ổn mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó với sở Tài chính (báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 4.4.2011). Lãnh đạo chính quyền thành phố yêu cầu doanh nghiệp làm rõ thêm cơ cấu chi phí đầu vào nhằm đảm bảo giá bán không quá cao so với thực tế thị trường…

Hiện tại, giá bán sỉ mỗi ký đường tinh luyện tại nhà máy là 20.500 đồng. Theo phản ánh của các nhà máy đường, trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất công ty cổ phần đường Biên Hoà sản xuất ra đường tinh luyện (RE), còn lại những thương hiệu khác mặc dù lấy tên RE nhưng thật ra là sử dụng đường RS loại một, giá mua sỉ tối đa 18.000 đồng/kg. Bà Phạm Thị Sum, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần đường Biên Hoà cũng khẳng định, ngoài bỏ mối cho siêu thị Co.opmart ra, đơn vị này không cung cấp hàng cho bất cứ doanh nghiệp tham gia bình ổn nào nữa.

Năm doanh nghiệp, gồm công ty cổ phần Thành Thành Công, công ty lương thực TP.HCM, Saigon Co.op, công ty cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn, và Vinatexmart được hỗ trợ vay lãi suất 0% bình ổn 2.100 tấn đường. Trong số này, riêng chỉ có duy nhất Thành Thành Công có nhà máy đường, các doanh nghiệp còn lại chỉ đơn thuần là nhà phân phối, chịu sự điều tiết của giá mua từ nhà máy và thị trường.

Xét ở góc độ thị trường, với giá bán lẻ đã tính đầy đủ thuế của một ký đường nhập khẩu là 19.700 đồng, việc áp dụng giá bình ổn cao hơn mức này là cơ hội khiến đường nhập lậu có đất hoành hành. Ở góc độ cạnh tranh doanh nghiệp, nếu vẫn còn được hưởng lợi từ các chính sách như bình ổn giá hay cấp hạn ngạch nhập khẩu đường, thì doanh nghiệp sản xuất đường sẽ không có động lực để giảm giá thành. Điều này về lâu dài, sẽ gây tác động bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất đường trong nước.

Minh Khoa

SÀI GÒN TIẾP THỊ

Các tin tức khác

>   Mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo: “Rất khó” (07/04/2011)

>   Sàn giao dịch cà phê kỳ hạn: Trầm lắng do đâu? (07/04/2011)

>   NFDIC kêu gọi WTO bỏ hạn chế xuất lương thực (06/04/2011)

>   Xuất khẩu cao su tháng 3 thu về 227 triệu đô la (04/04/2011)

>   Rộng cửa xuất khẩu gạo (04/04/2011)

>   Giá đường giảm, tiêu thụ vẫn chậm (04/04/2011)

>   Gạo không thiếu, giá ổn định (04/04/2011)

>   Cho nhập 250.000 tấn đường: Nhà máy đường lo (03/04/2011)

>   Nguyên liệu mía Tây Ninh : Được giá vẫn lo (03/04/2011)

>   “Ẩn số Philippines” trên thị trường gạo (31/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật