Thứ Tư, 23/03/2011 14:35

M&A công ty chứng khoán: Giờ G đã điểm?

“Năm nay, có hơn 50% công ty chứng khoán sẽ phải tiến hành M&A hoặc sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty đầu tư”, ông Nguyễn Sơn Nam, Giám đốc VCP, dự báo.

Năm 2010, hầu hết các công ty chứng khoán Việt Nam đều thua lỗ. Điều đáng nói là tình trạng bấp bênh đã kéo dài từ 2-3 năm nay. Vì thế, ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), chuyên tư vấn về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), cho rằng: “Năm nay, có hơn 50% công ty chứng khoán sẽ phải tiến hành M&A hoặc sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty đầu tư”.

Xu thế tất yếu

Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, M&A trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán hiện đứng đầu Việt Nam về số thương vụ và giá trị chuyển nhượng. Ông cũng cho biết, xu hướng M&A đã bắt đầu từ năm 2008 khi kinh tế suy giảm khiến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2009 - 2010, hoạt động này đã sôi động hơn và dự báo sẽ được đẩy mạnh trong năm nay.

Gần đây nhất là vào ngày 10.3, Đại hội đồng cổ đông của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) đã thống nhất sẽ chào bán riêng lẻ 11 triệu cổ phiếu cho đối tác Nhật SBI Securities với giá 45.000 đồng/cổ phần trong năm nay. Cuối tháng 2.2011, Công ty Chứng khoán Nikko Cordial (Nhật) cũng đã mua 14,9% cổ phần trong Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI).

Trước đó, nhiều vụ M&A đã diễn ra như việc Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) bán 49% cổ phần cho đối tác Hàn Quốc Korea Investment & Securities vào giữa năm 2010. Hay Công ty Chứng khoán Hoa Anh Đào được đối tác Nhật mua 49% cổ phần và đổi tên thành Công ty Chứng khoán Nhật Bản vào quý II/2010.

Hoạt động M&A sẽ được đẩy mạnh trong năm nay còn do yêu cầu tái cơ cấu của thị trường. Hiện nay, có khoảng 105 công ty chứng khoán đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, nhưng tới hơn 50% trong số này đang hoạt động cầm chừng.

“Đã đến lúc thị trường cần cơ cấu lại cho hợp lý hơn. Và nếu chậm trễ thì không còn cơ hội tồn tại trong vòng 2-3 năm tới”, ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), nhận định. Điều này càng thúc đẩy các công ty chứng khoán tìm kiếm đối tác M&A trong năm nay.

4 xu hướng M&A

Ông Sơn, VCP, cho rằng sẽ có 4 xu hướng M&A diễn ra trong năm 2011. Trong đó, sáp nhập để chuyển đổi mô hình thành công ty đầu tư sẽ là xu hướng chính. Nguyên nhân là doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đang có xu hướng giảm khiến nhiều công ty chứng khoán chuyển sang tập trung vào mảng tự doanh.

Theo ông Sơn, tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam mỗi ngày chỉ đạt khoảng 50-100 triệu USD. Với mức phí giao dịch trung bình 0,2% hiện nay thì một năm (khoảng 200 phiên) chỉ đạt 20-40 triệu USD. Nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, doanh thu từ thu phí giao dịch của thị trường Việt Nam nhỏ hơn 20- 40 lần nhưng số công ty chứng khoán lại nhiều gấp 5 lần.

Ngọc Dương

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   TNG hoàn tất đợt phát hành 4.77 triệu cổ phiếu (22/03/2011)

>   PSI thu gần 134 tỷ đồng từ đợt chào bán cho đối tác ngoại (21/03/2011)

>   MIM đấu giá 741,842 cp với giá khởi điểm 15,000 đồng/cp (21/03/2011)

>   “Thanh lọc” huy động vốn qua thị trường chứng khoán (19/03/2011)

>   Hoạt động M&A năm 2011: Sẽ tiếp tục khởi sắc (19/03/2011)

>   Hai Phong Port Traserco phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 1:0,35 (18/03/2011)

>   Khó có làn sóng M&A các CTCK (18/03/2011)

>   TIG phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi huy động vốn (17/03/2011)

>   24/03, SDP chốt quyền mua 4 triệu cổ phiếu tỷ lệ 2:1 (17/03/2011)

>   Gia tăng giá trị cho cổ đông thông qua M&A (17/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật