Thứ Sáu, 11/02/2011 06:37

VN chưa nhận được đầu tư tương xứng tiềm năng

Các bạn có thể nhận được các cam kết đầu tư lớn vào BĐS hay ngành nào đó, nhưng quan trọng hơn, FDI phải giúp cải thiện các kỹ năng, gia tăng chuỗi giá trị, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhưng các bạn chưa nhận được nhiều đầu tư tương xứng với tiềm năng. - GS David Dapice của ĐH Harvard cảnh báo.

* Chia sẻ doanh nghiệp Nhà nước với đối tác tư nhân thực sự

Cần tận dụng lợi thế nhân sự

- Để tiến lên nấc thang mới của chuỗi giá trị toàn cầu, đâu là điểm đột phá cho VN: giải phóng đất đai nhiều hơn, tập trung cho nhân lực, hay chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài?

Tôi xin lấy một ví dụ để trả lời cho câu hỏi này. Tôi nghĩ các bạn đã ý thức rất rõ vấn đề ở lưu vực sông Mekong đang nghiêm trọng như thế nào. Các bạn sử dụng rất nhiều nước ngầm, nhưng nước ngầm đang trở nên mặn hơn. Nước thượng nguồn chảy xuống ngày càng ít làm xấu thêm tình trạng nhiễm mặn ở các khu vực trồng lúa và nuôi cá. Khi điều đó xảy ra, các bạn cần những nông trại lớn hơn và nguồn vốn nhiều hơn. Và khi đất trở nên bạc màu sẽ khiến việc canh tác không còn dễ dàng nữa. Vì thế, các bạn không nên trì hoãn tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó có việc ứng phó với những thách thức từ môi trường bằng các biện pháp quản lý đất đai. Thực tế, tôi nghĩ cần có một ban quản lý nguồn nước cho toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long bởi mỗi tỉnh riêng lẻ khó có thể tự giải quyết được vấn đề. Họ cần một phạm vi quyền hạn rộng hơn.

Nhưng nếu như có vài triệu nông dân trình độ thấp đổ ra TP.HCM, đó sẽ không phải là quá trình di cư mà bạn mong muốn. Vì thế các bạn cần ý thức rõ được những gì đang diễn ra và chủ động ứng phó, ví dụ như đào tạo cho nông dân để họ có thể làm việc tại các nhà máy. Tiếp đó các bạn cần thu hút FDI có trọng điểm. Bạn hoàn toàn có thể nhận được các cam kết đầu tư lớn vào bất động sản hay ngành nào đó, nhưng quan trọng hơn, FDI phải giúp cải thiện các kỹ năng, gia tăng chuỗi giá trị, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhưng các bạn chưa nhận được nhiều đầu tư tương xứng với tiềm năng.

GS.David Dapice: "FDI phải giúp cải thiện các kỹ năng, gia tăng chuỗi giá trị, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho các lĩnh vực."

- Nhưng chờ một quá trình đi lên tuần tự sẽ rất lâu. Trên những thế mạnh hiện có và kết quả của hơn 20 năm đổi mới và phát triển kinh tế vừa qua, lời khuyên của ông là gì để VN tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Thế mạnh lớn nhất của các bạn chính là nhân lực. Tỷ lệ người VN biết chữ nhiều và sẵn sàng làm việc chăm chỉ nếu họ được trả công xứng đáng. Họ sẵn sàng lao động miệt mài và học tập nếu họ nhận được một phần thưởng hợp lý. Nếu tận dụng được lợi thế này, đây sẽ là chìa khóa thành công vô cùng quan trọng.

Tôi nghĩ còn nhiều yếu tố nữa. Trung Quốc luôn muốn đa dạng hóa FDI, nhưng không phải chỉ Trung Quốc làm như vậy, nhiều nước khác cũng có cách tiếp cận tương tự. Sẽ rất tốt nếu VN đa dạng hóa được FDI. Các bạn có vị trí địa lý thuận lợi, và nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... thực sự muốn bỏ tiền vào đây. Nếu các bạn cung cấp cho họ cơ sở hạ tầng và lao động kỹ năng tốt, họ chắc chắn sẽ đến đây với loại FDI mà các bạn mong muốn.

Thay đổi cách thức lựa chọn dự án

- Ông đã nhiều lần nói rằng VN tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư, đồng thời cũng lưu ý việc quá lãng phí trong đầu tư của VN. Trong việc kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng, ông có lời khuyên nào để cải cách cơ cấu đầu tư của VN theo hướng hiệu quả hơn?

Có một cách để các DNNN trở nên hiệu quả hơn là biến chúng trở thành các doanh nghiệp độc lập, và khi vay vốn không được Chính phủ hậu thuẫn nữa. Khi đó, các ngân hàng sẽ coi chúng là những doanh nghiệp độc lập. Họ sẽ đánh giá dựa trên những báo cáo tài chính thực và có những lựa chọn dự án tốt hơn.

Cách khác nữa là thay đổi cách thức bạn lựa chọn dự án, mà lúc này còn chủ yếu dựa vào các tiến trình chính trị. Tôi nghĩ phải làm cho quá trình này độc lập hơn với chính trị. Vai trò của kinh tế và tài chính phải được tăng lên. Điều đó có nghĩa là cần phải có ngày càng nhiều dự án có thể tự thoanh toán nợ nần và thực sự tạo ra được ra sản phẩm. Bạn thử nhìn vào Dung Quất, theo tính toán của tôi, các dự án ở đấy khó có thể bù đắp được chi phí đầu tư. Tôi không nghĩ họ có khả năng thanh toán hàng tỷ USD đã được đầu tư nếu cứ vận hành như hiện nay. Tôi không thể nói chắc chắn bởi không có báo cáo tài chính chính thức của nhà máy lọc dầu đó.

Còn về đường sắt cao tốc, tôi không biết sẽ phải mất bao nhiêu tỷ USD bỏ vào đó. Ý tôi là dự án này không tạo được giá trị đáng với số tiền bỏ ra. Các bạn cần nghĩ kỹ hơn về điều đó khi bạn đầu tư vào các dự án khác nhau. Thật vui vì Quốc hội đã bác kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc này. Tôi nghĩ nó sẽ rất đắt đỏ và không tạo ra lợi ích. Tuy vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của một dự án cao tốc - dù không đi tới mọi thành phố và thị trấn, nhưng sẽ giúp bạn đi được hàng trăm km chỉ trong một giờ. Vấn đề là các bạn thực hiện dự án này như thế nào và vào thời điểm nào cho hiệu quả.

Lê Khắc - Đình Ngân

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   Thống đốc, bộ trưởng đang làm gì? (11/02/2011)

>   25 triệu USD vốn ngoại đầu tư vào các mỏ vàng tại Việt Nam (10/02/2011)

>   Tăng trưởng nhưng chưa thực sự phát triển (10/02/2011)

>   Hà Nội: 2 nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH năm 2011 (10/02/2011)

>   Dự án Agropark vướng giải phóng mặt bằng (09/02/2011)

>   Đề nghị Hàn Quốc tiếp tục viện trợ ODA (09/02/2011)

>   Giảm chi tiêu công để chống lạm phát (08/02/2011)

>   Chuyện chưa kể về Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam (08/02/2011)

>   Thể chế minh bạch, khả thi (08/02/2011)

>   Ổn định kinh tế cần khởi đầu bằng thông điệp rõ ràng (08/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật