Thứ Sáu, 18/02/2011 17:25

Chứng khoán Mỹ thực sự trong xu hướng tăng giá dài hạn?

(Vietstock) - Chỉ số S&P 500 đã tăng gấp đôi so với mức thấp xác lập vào tháng 03/2009 nhưng mọi người vẫn chưa khẳng định được liệu đây có phải là xu hướng tăng giá thực sự hay chưa.

Một đợt phục hồi thường trải qua 5 giai đoạn: sự thay đổi lớn - như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế - bùng nổ, hưng thịnh, chốt lời và sợ hãi.

Với việc S&P 500 đã cao hơn gấp đôi so với mức 666.79 điểm xác lập tháng 03/2009, thị trường chắc chắn đang trong giai đoạn bùng nổ.

Điều khiến nhà đầu tư bất an chính là áp lực lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao, vì hai yếu tố này có thể bóp nghẹt đà tăng trưởng của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp.

Ban đầu, nhiều người cho rằng đà phục hồi này chỉ đơn giản là một sự chen ngang vào xu hướng giảm giá bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên, khi đà phục hồi tăng tốc, đa số các nhà phân tích nổi tiếng mới bắt đầu thừa nhận đây là giai đoạn đầu của một xu hướng tăng giá dài hạn.

Đặc điểm chủ yếu của xu hướng này là giá cổ phiếu liên tục tăng và thường bị chen ngang bởi các đợt điều chỉnh ngắn, tương tự như trong giai đoạn 1982-2000.

Gần đây, xuất hiện một số ý kiến trái ngược với lý thuyết trên. Những người hoài nghi cảnh báo rằng thị trường sắp bước vào xu hướng giảm giá.

Khi đề cập đến một đợt phục hồi ngắn hơn chen ngang một xu hướng giảm giá dài hạn, ông Thomas Lee - chiến lược gia cổ phiếu của JP Morgan nhận định: “Nếu các bạn hỏi chúng tôi về loại hình phục hồi trong năm 2010, chúng tôi cho rằng đó là một đợt tăng giá theo chu kỳ”.

Ông cho biết đợt phục hồi càng lâu, thì càng có cơ hội kéo dài thêm vài năm nữa.

Thời gian gần đây, các nhà đầu tư nhỏ lẻ càng tin tưởng hơn vào điều này. Theo số liệu từ Công ty Đầu tư (ICI), trong tuần kết thúc ngày 09/02, dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư chứng khoán trong nước đạt 4.9 tỷ USD. Các quỹ đầu tư chứng khoán Mỹ đã liên tiếp đón nhận dòng vốn trong 5 tuần qua, nhưng con số này vẫn còn rất nhỏ so với lượng vốn bị thất thoát kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay.

Theo tính toán của ông Lee, nếu đợt phục hồi kéo dài trong 3 năm thì có thể diễn ra ít nhất thêm một năm nữa. Tại thời điểm này, đợt phục hồi đang trong tháng thứ 24. Do đó, ông khuyến nghị nhà đầu tư chú ý đến các cổ phiếu có hệ số P/E thấp và có khả năng phục hồi trong các năm tới.

Ngược lại, ông David Rosenberg, nhà kinh tế đồng thời là chiến lược gia tại Gluskin Sheff & Associates lại nhấn mạnh đến sự bảo toàn dòng vốn trong một đợt phục hồi mà ông gọi là đầy kinh ngạc.

Ông Rosenberg cho rằng nền kinh tế và thị trường chứng khoán đã nhận được quá nhiều lực đẩy từ FED, Bộ Tài chính, Nhà Trắng và Quốc hội.

Trong một nhận định gần đây, ông cho rằng nhà đầu tư đang tìm kiếm một đợt điều chỉnh tạm thời nhưng vẫn gắn bó với các lĩnh vực như dầu mỏ, các blue-chip vốn hóa lớn với hệ số P/E thấp và cổ tức cao.

Trong khi đó, ông Lee cho rằng đà phục hồi lợi nhuận nhanh nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai của các doanh nghiệp Mỹ chứng tỏ thị trường đang trong xu hướng tăng giá dài hạn chứ không phải tăng giá theo chu kỳ.

Bằng việc chỉ ra rằng thị trường chứng khoán thường khởi sắc trong năm thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ông nói: “Chúng tôi tin rằng thị trường sẽ không bước vào xu hướng giảm giá trong năm nay”.

Một trong những chữ “nếu” to tướng đối với xu hướng giá lên là khả năng lãi suất ngày càng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến việc định giá cổ phiếu, từ đó khiến các tài sản có thu nhập cố định trở nên hấp dẫn hơn và cản trở việc tiếp cận đến nguồn vốn.

Theo kết quả thăm dò của Reuters, chỉ hai tổ chức giao dịch trái phiếu dự báo lãi suất sẽ tăng trong năm nay và khoảng 50% cho rằng lãi suất sẽ tăng trong nửa sau năm 2012.

Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai quỹ liên bang lại suy giảm trong tuần trước, chứng tỏ nhà đầu tư đang kỳ vọng vào lần tăng lãi suất lần đầu tiên.

Ông Alan Brown, Giám đốc đầu tư của Schroders cho rằng: “Một điều rất rõ ràng là lãi suất ngắn hạn không thể xuống thấp hơn nữa, vì thế thị trường chứng khoán sẽ không còn nhận được động lực to lớn trong khoản thời gian này”.

Do đó, trước khi nhảy vào thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư có thể làm quen với 5 giai đoạn của sự đau khổ: phủ nhận, tức giận, mặc cả, chán nản và chấp nhận bởi xu hướng giá giảm có thể đến bất kỳ lúc nào.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Mở cửa: Chứng khoán châu Á dần tìm lại sắc xanh (18/02/2011)

>   Chứng khoán Mỹ vẫn miệt mài leo dốc (18/02/2011)

>   Leo dốc phiên thứ 4, Nikkei 225 lên mức cao 9 tháng rưỡi (17/02/2011)

>   Mở cửa: Nikkei 225 chạm mức cao 9 tháng rưỡi (17/02/2011)

>   S&P 500 tăng gấp đôi so với mức thấp tháng 03/2009 (17/02/2011)

>   Nikkei 225 vượt ngưỡng 10,800 điểm (16/02/2011)

>   13 tỷ USD đang chạy từ các thị trường mới nổi sang phát triển (16/02/2011)

>   Trung Quốc giảm nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ tháng thứ 2 (16/02/2011)

>   Mở cửa: Chứng khoán châu Á tìm hướng đi riêng (16/02/2011)

>   Chứng khoán Mỹ lùi sâu nhất trong hơn 2 tuần (16/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật