Thứ Ba, 04/01/2011 22:09

Năm 2011: Trung Quốc tiếp tục soán ngôi Mỹ về lĩnh vực chế tạo

Ngành chế tạo Mỹ sẽ mất ngôi vị số 1 thế giới thống lĩnh gần 100 năm, nhưng ngành dịch vụ vẫn phát triển mạnh.

Thương mại toàn cầu không còn dựa dẫm vào Mỹ

Tổ chức quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) vừa đưa ra dự báo mới nhất, năm 2010, GDP của các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển tăng trưởng trên 7%, trong khi đó, tăng trưởng chung của các nền kinh tế phát triển không đạt mức 3%. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, dự kiến năm 2011 ngành chế tạo Trung Quốc sẽ soán ngôi vị của Mỹ. Trung Quốc không chỉ đứng số 1 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu thế giới mà còn trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.

Năm 2010 là một năm đột phá của “thế giới thứ 3” khi mà kinh tế toàn cầu không còn ỷ lại hoàn toàn vào Mỹ trong lĩnh vực thương mại. Sau khi khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu bùng nổ, phục hồi kinh tế thế giới luôn được các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi ở châu Á dẫn đầu. Năm 2011, các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực ô tô và nhà ở, không lâu sau sức mua thực tế của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ giảm xuống dưới một nửa toàn cầu, khi đó kinh tế thế giới sẽ chuyển sang phía Nam và phía Đông.

Cần ngăn chặn quy mô dòng vốn quay trở lại Mỹ

Trưởng ban nghiên cứu kinh tế Thế giới, Viện nghiên cứu quan hệ Quốc tế hiện đại của Trung Quốc Trần Phong Anh cho rằng, không nên quá đánh giá thấp kinh tế Mỹ. Thị trường kinh tế mới nổi cũng nên xem trọng việc ngăn chặn rủi ro do dòng vốn quay trở lại Mỹ mang tới. Bà cho biết: “nếu kinh tế Mỹ trong tương lai lạc quan hơn so với dự báo, khiến các dòng vốn quay trở lại, có thể sẽ ảnh hưởng mạnh tới giá cả tài sản, tỷ giá của các thị trường mới nổi  vốn ở mức cao.”  Bà cho rằng, châu Á cần phải ngăn chặn nguy cơ đồng tiền nóng.

Đối với xu thế lạm phát đang xuất hiện tại các thị trường mới nổi, bà chỉ ra, “tình hình này không chỉ xuất hiện ở các nền kinh tế đang phát triển, giá cả ở các nước như Canada, Australia, Singapore cũng sẽ leo thang. Xu hướng lạm phát vừa có các nhân tố như tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các nước, dư thừa thanh khoản do các chính sách kích thích giai đoạn đầu mang lại, cũng có các nhân tố như chi phí lao động nông nghiệp tăng, giá cả các sản phẩm phụ nông nghiệp leo thang do nhân tố thời tiết, và còn có nhân tố phụ do giá cả các mặt hàng tăng”.

Ảnh hưởng “chính sách nới lỏng định lượng” khó có thể xóa bỏ

Phó viện trượng viện nghiên cứu tiền tệ Quốc tế thuộc Đại học nhân dân Trung Quốc cho rằng, năm 2011 Mỹ sẽ còn tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng định lượng. Việc làm này sẽ khiến tỷ giá Toàn cầu có nhiều biến động không lường, tác động của đồng tiền nóng quốc tế đối với các nước đang phát triển cũng sẽ trở thành vấn đề lớn.

Liên quan đến ảnh hưởng của biến động tỷ giá toàn cầu đối với Trung Quốc, ông cho biết, “ các nền kinh tế phát triển phục hồi chậm, tranh chấp thương mại giữa Mỹ, EU và Trung Quốc sẽ ngày càng tăng. Sau khi Mỹ áp dụng những chính sách nới lỏng định lượng, các nhân tố bên ngoài của việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn. Về vấn đề này, Trung Quốc cần phải phát huy đầy đủ những uy thế của riêng mình trong việc thúc đẩy EU nhanh chóng thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc, nới lỏng những hạn chế xuất các sản phẩm kỹ thuật cao của Trung Quốc và thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.”

Phùng Thủy

Các tin tức khác

>   Brazil: Thặng dư thương mại xuống mức thấp nhất (04/01/2011)

>   Hàng không toàn cầu phục hồi mạnh mẽ trong 2010 (04/01/2011)

>   Ngành sản xuất Mỹ tăng trưởng 17 tháng liên tục (04/01/2011)

>   Trung Quốc xuất khẩu đường sắt cao tốc (03/01/2011)

>   Nhật chuẩn bị tăng thuế hàng nhập từ Trung Quốc (03/01/2011)

>   Trung Quốc khuyến khích ngành nông nghiệp hướng ra bên ngoài (03/01/2011)

>   10 lĩnh vực đầu tư lãi nhất tại Trung Quốc (03/01/2011)

>   Chính phủ Indonesia nên dự đoán nhập khẩu gạo tốt hơn (02/01/2011)

>   Sản xuất Trung Quốc giảm tốc do lãi suất tăng (01/01/2011)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc mở kinh doanh tại Mỹ (31/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật