Thứ Hai, 03/01/2011 13:58

Trung Quốc khuyến khích ngành nông nghiệp hướng ra bên ngoài

Đã đến lúc các công ty trong ngành nông nghiệp bắt đầu chiến lược “hướng ngoại”. Đây là lời phát biểu của ông Han trong một thông báo do Bộ Nông nghiệp TQ đưa ra.

Theo ông Han Changfu, Bộ trưởng nông nghiệp Trung Quốc, các công ty nông nghiệp Trung Quốc nên theo đuổi việc mở rộng thị trường ra nước ngoài trước tình hình các nguồn tài nguyên trong nước đang ngày càng hạn hẹp.

Vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa ở nước ngoài đã đem lại hàng tỷ đô la cho các giao dịch toàn cầu trên thị trường kim loại và năng lượng, tuy nhiên thị trường thực phẩm vẫn còn là một lĩnh vực mà Trung quốc góp mặt muộn hơn so với Thủ tướng Trung Quốc: các ngành hàng khác.

“Đã đến lúc các công ty trong ngành nông nghiệp bắt đầu chiến lược “hướng ngoại”. Đây là lời phát biểu của ông Han trong một thông báo do Bộ Nông nghiệp đưa ra.

Ông cho biết: “Các công ty lớn trong ngành nông nghiệp là lực lượng chính trong công cuộc mở rộng và họ nên nắm bắt cơ hội mang tính chất lịch sử này do toàn cầu hóa đem lại.

Trong khi các công ty nông nghiệp lớn của Trung Quốc vẫn chủ yếu chú trọng vào thị trường nội địa thì các đối thủ trong khu vực đã chạy đua để thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực đang ngày càng gia tăng.

Trong một thỏa thuận được ký kết vào tuần trước, công ty Wilmar International Ltd., một công ty lớn trong ngành kinh doanh dầu cọ có trụ sở tại Singapore đã đánh bại công ty Bright Food Group Co. của Trung Quốc để mua lại nhà máy sản xuất đường của công ty CSR Ltd., công ty tinh chế lớn nhất Australia với giá 1,75 tỷ đô-la Úc (tương đương 1,5 đô-la Mỹ).

Đầu tháng này, công ty Noble Group Ltd, một công ty có trụ sở tại Singapore đã mua lại hai nhà máy chế biến đuờng từ công ty Grupo Cerradinho, một công ty sản xuất ethanol của Brazil với giá 950 triệu đô la Mỹ trong bối cảnh các công ty đang chạy đua nhau nhằm khai thác nhu cầu đường thế giới đang ngày càng gia tăng.

Công ty Bunge Ltd. cũng đẩy mạnh đầu tư vào thị trường đường Australia với số tiền 126,7 triệu đô-la Úc cho việc mua lại Tully Sugar Ltd, một công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuần trước, Cargill Inc. đã mua lại bộ phận quản lý hàng hóa của AWB Ltd, công ty xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất của Australia từ tập đoàn Agrium Inc của Canada.

Agromonitor

Các tin tức khác

>   10 lĩnh vực đầu tư lãi nhất tại Trung Quốc (03/01/2011)

>   Chính phủ Indonesia nên dự đoán nhập khẩu gạo tốt hơn (02/01/2011)

>   Sản xuất Trung Quốc giảm tốc do lãi suất tăng (01/01/2011)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc mở kinh doanh tại Mỹ (31/12/2010)

>   Dầu khí Myanmar hút được 13,5 tỷ USD vốn ngoại (31/12/2010)

>   Trung Quốc có thể không công bố hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm 2011 (31/12/2010)

>   Vàng và dầu cùng rớt giá, đồng chạm kỷ lục mới (31/12/2010)

>   Giá dầu có nguy cơ tăng trên 100 USD mỗi thùng (30/12/2010)

>   Cuộc đua năng lượng Trung - Ấn (30/12/2010)

>   Brazil xác nhận trữ lượng các mỏ dầu ngoài khơi (30/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật