Thứ Tư, 26/01/2011 15:56

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH

Một trong những định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh là tái cấu trúc nền kinh tế. Một trong những nội dung đầu tiên là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cơ cấu kinh tế qua một số mốc thời gian (%)

Vậy thực trạng cơ cấu kinh tế của Việt Nam ra sao và đặt ra những vấn đề gì trong công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế?

Sự tích cực của cơ cấu kinh tế trong những năm qua được thể hiện rõ nhất ở chỗ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thời kỳ từ năm 1990 trở về trước, tỷ trọng Khu vực I (nông, lâm, thủy sản) cao nhất trong 3 khu vực, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng điểm số một là phù hợp, bởi là nước nông nghiệp nhưng lại độc canh cây lúa, mà vẫn phải nhập khẩu lớn lương thực, một phần không nhỏ thực phẩm, người sản xuất lương thực mà “tối thiểu mười ba, tối đa mười tám” (là số kg lương thực gồm cả thóc, ngô, khoai, sắn… quy thóc, nếu quy gạo chỉ đạt 8- 13 kg/tháng), còn phi nông nghiệp được phân phối thông qua tem phiếu.

Khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ) còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó chứng tỏ “phi nông bất ổn”. Từ năm 1991 trở đi, khi Việt Nam thoát dần ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, đi vào ổn định, khi an ninh lương thực đã được bảo đảm, xuất khẩu lương thực có khối lượng lớn đứng thứ hai, thứ ba thế giới, nông nghiệp đã có điều kiện phát triển tương đối toàn diện, thì “phi công bất phú”, “phi thương bất hoạt”; đồng thời nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập, nên tăng trưởng Khu vực II và Khu vực III đạt tốc độ nhanh hơn, tỷ trọng của hai khu vực này đã cao lên. GDP bình quân đầu người đã tăng nhanh, tích luỹ và đầu tư đã tăng lên, đưa đến sự chuyển dịch vị thế quốc gia theo mong ước từ nhiều đời…

Tuy đạt được sự chuyển dịch trên, nhưng về mặt cơ cấu kinh tế cũng còn một số vấn đề đặt ra.

Hãy bắt đầu từ nông nghiệp, ngành mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh “phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông dân”. Ở nơi này nơi khác, ở cấp này cấp khác vẫn còn tình trạng chưa thật quan tâm đến nông nghiệp như việc phân bố vốn đầu tư, như việc giữ đất lúa; nông nghiệp vẫn còn phân tán, manh mún, còn lúng túng trong việc tiếp tục đổi mới trong nông nghiệp, lao động rút ra chậm; tiêu thụ gặp khó khăn, việc tiếp cận với thị trường của người nông dân còn ít; cơ sở vật chất để ứng phó với thiên tai còn thiếu và yếu; tỷ lệ lao động qua đào tạo, năng suất lao động còn thấp; tâm lý tiểu nông còn nặng…

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số định hướng quan trọng trong việc tái cấu trúc đối với nông nghiệp. Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với công nghệ cao nhằm tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp còn ít). Gắn kết chặt chẽ giữa áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất; giữa sản xuất, chế biến với phân phối trong một chuỗi giá trị, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị đó; giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn  mới.

Tỷ trọng khu vực II trong GDP hiện đứng thứ 5/9 nước trong khu vực, đứng thứ 15/37 nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á, đứng thứ 30/164 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng công nghiệp khai thác mỏ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp điện, nước còn chiếm tỷ trọng nhỏ, công nghiệp chế biến có tỷ trọng khá, nhưng tỷ lệ gia công còn lớn, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm.

Tỷ trọng dịch vụ trong nhiều năm bị giảm, tuy mấy năm nay đã tăng lên; tỷ trọng của những ngành dịch vụ động lực như tài chính- tín dụng, khoa học- công nghệ còn nhỏ. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì tất yếu phải “tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân” như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Về tái cấu trúc các nhanh trong 2 khu vực này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra “trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu GDP đến năm 2015 là khu vực II và III đạt 80- 83%, khu vực I đạt 17- 20%; đến năm 2015 tương ứng là 85% và 15%.

Minh Ngọc

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Tháng đầu tiên 2011, vốn FDI giảm mạnh (26/01/2011)

>   2011: Lạm phát là thách thức lớn nhất (25/01/2011)

>   Việt Nam không lo “hụt hẫng” vì bị cắt viện trợ (25/01/2011)

>   Giá tăng: Đừng hốt hoảng hô "Lạm phát! Lạm phát!" (25/01/2011)

>   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 bất ngờ giảm tốc (24/01/2011)

>   TPHCM: Vốn FDI tăng mạnh trong tháng 1 (24/01/2011)

>   Thu nhập và giá nhà đất (24/01/2011)

>   Vay khoảng 700 triệu USD xây dựng 3 dự án trọng điểm (22/01/2011)

>   Điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025 (21/01/2011)

>   Hơn 7.500 tỷ đồng cho dự án phân bón hóa chất (20/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật