Thứ Hai, 06/12/2010 07:02

Phát triển công nghiệp hỗ trợ : Giàu lợi thế, nghèo nội lực

Với tỷ trọng công nghiệp chiếm trên 70% trong cơ cấu kinh tế của địa phương,  BR-VT có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, ngành này vẫn còn èo uột.

Thiết bị xử lý nước nhiễm dầu trên giàn khai thác dầu khí của ONGC (Cty dầu khí quốc gia Ấn Độ) do Alpha ECC chế tạo

Hiện, ngành CNHT của tỉnh có 79 dự án, với tổng vốn 781 triệu USD. Trong đó ngành cơ khí có 56 dự án, điện - điện tử có 6 DA, 2 DA ngành nhựa, 3 dự án ngành giày da, và 12 dự án các ngành khác. Ngoài ra có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất nhỏ trong lĩnh vực CNHT hoạt động trên địa bàn các huyện, thị, thành. Trong đó, tỷ trọng DN tham gia lĩnh vực cơ khí - ngành công nghiệp xương sống của nền kinh tế- chiếm tới 70,8%.

Nội địa hóa yếu

Tuy nhiên, con số này được đánh giá còn quá khiêm tốn so với lợi thế và tiềm năng sẵn có của BR - VT, chưa kể trong số đó có tới 43 DN vốn FDI (chiếm trên 54,4%). Hơn thế, các DN làm CNHT của tỉnh chủ yếu làm gia công (chưa thiết kế chế tạo nhiều), hoặc chủ yếu lắp ráp các linh kiện thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, nên tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và giá trị kinh tế đem lại chưa cao. Hàng năm giá trị của các sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh mới đạt khoảng 220 triệu USD (tương đương hơn 4.000 tỷ đồng), trong khi giá trị của toàn ngành công nghiệp đạt khoảng trên 70.000 tỷ đồng mỗi năm. Các sản phẩm của ngành CNHT trên địa bàn tỉnh mang tính tự phát, chủ yếu đáp ứng nhu cầu ngành kỹ thuật dầu khí, và mới chỉ một số ít đáp ứng nhu cầu thay thế hàng nhập khẩu, chưa thâm nhập được thị trường quốc tế để cung ứng các sản phẩm cho các DN lớn, các tập đoàn đa quốc gia.

Chứng minh điều này, ông Phan Tử Giang - TGĐ Cty CP chế tạo giàn khoan dầu khí cho biết, 90% máy móc, thiết bị giàn khoan của đơn vị là nhập khẩu, nhiều thiết bị phải nhập qua trung gian, giá đội lên tới 50%. Thậm chí có khi chỉ vì cần một vài chi tiết thiết bị nhỏ, nhưng phải nhập cả một cỗ máy lớn.

Nhiều hạn chế

Các sản phẩm của ngành CNHT trên địa bàn BR - VT mang tính tự phát, chủ yếu đáp ứng nhu cầu ngành kỹ thuật dầu khí, và mới chỉ một số ít đáp ứng nhu cầu thay thế hàng nhập khẩu, chưa thâm nhập được thị trường quốc tế để cung ứng các sản phẩm cho các DN lớn, các tập đoàn đa quốc gia.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển CNHT BR-VT chưa phát triển đầu tiên là do cách nhìn nhận về vai trò CNHT trong nền kinh tế còn chưa đúng. Thậm chí, như PGS TS Phan Đăng Tuất : “Khi công nghiệp lắp ráp phát triển quá nhanh, người ta nhầm tưởng nó nhanh chóng thúc đẩy giá trị công nghiệp, nên CNHT ngày càng bị chìm đi.” Mặt khác, hầu hết các DN trong nước  tham gia lĩnh vực CNHT  có vốn ít, đầu tư công nghệ ở mức độ trung bình nên tính cạnh tranh của sản phẩm không cao. Hơn nữa, do đặc thù của ngành CNHT đòi hỏi trình độ tay nghề kỹ thuật có đẳng cấp, trong khi nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, các điều kiện tiên quyết khác để thúc đẩy CNHT phát triển còn thiếu như: Chưa có quy hoạch để định hướng kêu gọi, thu hút đầu tư phù hợp điều kiện của địa phương; Hạ tầng kỹ thuật (CCN, KCN tập trung) chưa được đầu tư thuận lợi để thu hút các dự án CNHT. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ của Nhà nước (kể cả chính sách của TƯ và của riêng địa phương) chưa tạo tính hấp dẫn cho DN đầu tư vào lĩnh vực này, chưa có chính sách hợp lý để tạo sân chơi bình đẳng cho các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT, trong khi DNNVV chiếm tới hơn 90%. Trong khi đó, qui định của luật đấu thầu không tạo cơ hội cho DN CNHT trong nước, nhất là DNNVV.

Ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc Cty CP Xây lắp Dầu khí miền Nam (Alpha ECC) cho biết : Các tập đoàn, TCty nhà nước thường có xu hướng sử dụng dịch vụ nội bộ trong ngành và lĩnh vực của mình theo hướng hoạt động khép kín. Trong khi xu hướng chung trên thế giới từ nhiều năm qua là chuyên môn hóa sâu các sản phẩm, mỗi DN hoặc cơ sở sản xuất sẽ đi sâu vào sản xuất một sản phẩm hay một bộ phận linh kiện trong một chuỗi các sản phẩm linh kiện tạo nên một máy móc thiết bị lớn. Thực tế, hiện có rất nhiều nhà máy cơ khí của các DN nhà nước sử dụng không hết công suất, thậm chí đầu tư ra còn không sử dụng đến, thiết bị để “đáp chiếu” trong khi các DNNVV không có tiền để đầu tư mua sắm.

Cũng theo ông Đảo : lâu nay cách nghĩ “DNNVV không đủ tầm làm các ngành nghề CNHT có tính kỹ thuật cao” và những quy định ngặt nghèo trong đấu thầu đã mang nhiều gói thầu mà DN trong nước làm được rơi vào tay các nhà thầu quốc tế, làm thất thoát ngoại tệ và không tạo cơ hội cho nền công nghiệp trong nước phát triển. Điều này góp gió “bẻ” gãy những cây măng tiềm năng trên lĩnh vực CNHT.

Huỳnh Liễu

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Lợi thế đang mất dần (06/12/2010)

>   Tăng trưởng của VN hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản (03/12/2010)

>   Từ “giá thị trường” đến “kinh tế thị trường” (03/12/2010)

>   Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng (02/12/2010)

>   Dự án FDI ở Đồng Nai tăng vốn do làm ăn hiệu quả (02/12/2010)

>   Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát (02/12/2010)

>   45.000 tỷ đồng vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên-Huế (02/12/2010)

>   Nền kinh tế có thể bất ổn vì mong muốn chủ quan (02/12/2010)

>   Tìm vốn ODA cho năm 2011 (02/12/2010)

>   Lý thuyết kinh tế hình ảnh (01/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật