Thứ Hai, 06/12/2010 06:22

Lợi thế đang mất dần

Nếu cứ tiếp tục tập trung làm hàng giá rẻ, dựa vào lao động rẻ, VN sẽ bị các nước đang phát triển qua mặt

Đó là cảnh báo của nhiều chuyên gia quốc tế tại các diễn đàn đầu tư gần đây. VN đạt mức tăng trưởng liên tục trong gần một thập kỷ nhờ dựa vào tài nguyên kết hợp với chính sách hội nhập. Nhưng hiện nay, những lợi thế của VN đang mất dần.

Lao động hết rẻ, tài nguyên cạn kiệt

Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại VN (EuroCham), ông Alain Cany, cảnh báo VN không thể mong đợi các lợi thế cạnh tranh hiện tại do mức tăng tiền lương, sự hạn chế của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn ODA sẽ giảm hoặc không liên tục.

Tổng chi phí cho bảo hiểm xã hội của VN sẽ tăng đến 32,5% vào năm 2014. ODA sẽ bị cắt giảm đáng kể do VN đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững lâu dài là dịch chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu các sản phẩm có tính giá trị gia tăng cao và phức tạp hơn, đặc biệt là ngành công nghệ có tính sáng tạo.

GS Michael Porter đến từ Trường ĐH Harvard, người chủ trì Báo cáo năng lực cạnh tranh VN 2010, cũng nhận định mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của VN đang bộc lộ rõ những điểm yếu.

Các cụm kinh tế ngành tách rời nhau, không có sự liên kết trong chuỗi sản xuất. Cạnh tranh của nền kinh tế vẫn dựa vào sử dụng nhiều lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.

Với mức tăng trưởng GDP hằng năm từ 6%-7%, tăng trưởng năng lượng sẽ phải lên đến 12%-15%/năm và phải có chính sách thu hút tư nhân mới đáp ứng được nhu cầu về điện.

Nếu không biết lựa chọn phân khúc thị trường dựa vào những ngành mình có ưu thế so với các nước khác mà tiếp tục tập trung làm hàng giá rẻ, dựa vào lao động rẻ, VN sẽ bị các nước đang phát triển qua mặt.

Hạ tầng không cải thiện

Theo ông Hank Tomlison, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Mỹ tại VN, hạn chế về cơ sở hạ tầng của VN vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Vẫn còn những thiếu hụt và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, đặc biệt là các con đường nối liền các tỉnh, thành; điện, cảng biển có vị trí chiến lược.

Nhiều nhà đầu tư Mỹ đã đến tìm hiểu và quyết định không đầu tư vào VN chính vì sự thiếu thốn của cơ sở hạ tầng. “Khi vẫn giậm chân tại chỗ về vấn đề này, VN đã bị tụt hậu” - ông Hank Tomlison nói.

VN cần khoảng 120 tỉ USD để đầu tư cho hạ tầng giao thông và năng lượng trong vòng 5-10 năm tới. Điều quan trọng là VN phải có một chiến lược tầm quốc gia về vấn đề này. Có 11-12 cảng biển tốt, VN sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với có 50-60 cảng biển nhỏ nằm rải rác tại các tỉnh khác nhau.

Về thủ tục hành chính, phải mất 5-6 tháng mới được cấp phép đầu tư. Đáng quan ngại là trong khi Đề án 30 đang được nỗ lực thực hiện, thủ tục hành chính khác lại tiếp tục nảy sinh.

Cụ thể, cơ chế cấp phép tự động của Bộ Công Thương áp dụng từ tháng 7 khiến thời gian cấp phép bị kéo dài đến 10 ngày, gấp 3 lần so với thời gian cấp phép trung bình...

Phương Anh

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Tăng trưởng của VN hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản (03/12/2010)

>   Từ “giá thị trường” đến “kinh tế thị trường” (03/12/2010)

>   Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng (02/12/2010)

>   Dự án FDI ở Đồng Nai tăng vốn do làm ăn hiệu quả (02/12/2010)

>   Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát (02/12/2010)

>   45.000 tỷ đồng vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên-Huế (02/12/2010)

>   Nền kinh tế có thể bất ổn vì mong muốn chủ quan (02/12/2010)

>   Tìm vốn ODA cho năm 2011 (02/12/2010)

>   Lý thuyết kinh tế hình ảnh (01/12/2010)

>   87 triệu USD vốn đăng ký mới vào Khu CNC TPHCM (01/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật