Thứ Sáu, 03/12/2010 22:45

Myanmar: Thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư Việt

Tọa đàm “Phát triển thương mại Việt Nam - Myanmar” do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HYBA) và Công ty Du lịch Dịch vụ Đông Dương (IMianmaTS) tổ chức đã diễn ra ngày 2/12/2010 tại Hà Nội.

Sau chuyến thăm Myanmar của Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu vào tháng 4/2010, nhận thấy Myanmar là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư Việt Nam, lãnh đạo Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã tổ chức thành công đoàn doanh nghiệp sang tìm hiểu môi trường đầu tư tại Myanmar từ 19 - 22/6/2010. 

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Myanmar đã có nhiều bước tiến tích cực trong những năm gần đây. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 14 trong số những nhà xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar. Tọa đàm “Phát triển thương mại Việt Nam - Myanmar” diễn ra nhằm duy trì và phát triển song phương mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar.

Tại buổi Tọa đàm, Ông Tha Tun Oo - Ủy viên thường vụ Liên minh các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar (UMFCCI) đã giới thiệu về tiềm năng đầu tư, phát triển thương mại vào Myanmar tới các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Myanmar là nước có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với dân số 54,5 triệu người, có vị trí địa lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế trong khu vực. Chính sách của Myanmar là thúc đẩy phát triển hơn nữa với các nước láng giềng và coi trọng kinh tế biên giới.

Hiện, Myanmar đang mở cửa để giao lưu phát triển kinh tế quốc tế. Với sức mua và tiêu thụ những mặt hàng dân dụng ngày càng tăng lên, sẽ là cơ hội để các nhà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nước này. Luật thương mại của Myanmar cũng quy định: Các doanh nghiệp có thể có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài nhưng với vốn đầu tư tối thiểu là 35%. Vốn thấp nhất trong công nghiệp là 500 triệu đô la và trong thương mại dịch vụ là 200 triệu đô la.

Myanmar không chỉ là một thị trường tiềm năng về các mặt hàng công nghiệp, dân dụng, mà còn có tiềm năng về các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng, du lịch. 70% dân số Myanmar tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế Myanmar phát triển dựa vào nông nghiệp, lĩnh vực đóng góp 40% GDP.

Nói về định hướng và chính sách phát triển thương mại giữa Việt Nam và Myanmar, ông Nguyễn Duy Việt - phó trưởng phòng Đông Nam Á, Vụ thị trưởng Châu Á – Thái Bình Dương cho biết: Từ nay tới cuối tháng 12/2010, Bộ Công thương sẽ tổ chức hai cuộc khảo sát để tìm ra con đường cho hàng hóa Việt Nam sang Myanmar, nhằm tìm ra đường vận chuyển bằng đường bộ. Và chương trình giao thương của 100 doanh nghiệp Việt Nam sẽ sang làm việc tìm kiếm bạn hàng và cơ hội đầu tư tại Myanmar

Tại Myanmar, hàng hóa của Việt Nam chỉ chiếm 1% thị phần, nhưng với dân số 54,5 triệu người, đây sẽ là thị trường tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển trong thị trường này. Những mặt hàng xuất khẩu sang Myanmar bao gồm vật liệu xây dựng, dược phẩm, dệt may, ô tô, săm lốp...

Đánh giá về những thách thức của Việt Nam vào thị trường Myanmar, ông Nguyễn Duy Việt nêu ra 5 thách thức. Thứ nhất, con đường vận chuyển hàng hóa, hiện tại hàng hóa Việt Nam phải ghép với hàng hóa Singapo vận chuyển bằng đường biển. Thứ hai, Việt Nam còn thiếu nhiều thông tin về Myanmar; Thứ ba, thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu; Thứ tư, vấn đề thanh toán; Thứ năm là đối thủ cạnh tranh. Hiện, Việt Nam đang tìm những giải pháp cho những thách thức này.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam rất vinh dự là nước duy nhất được tổ chức hội chợ quốc tế tại Myanmar. Tháng 4/2010 là lần thứ hai Việt Nam tổ chức hội chợ quốc tế tại quốc gia này. Quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước chính là nền tảng và là cơ sở vững chắc để phát triển hợp tác kinh tế giữa hai bên. Theo thống kê tháng 9/2010, nhiều mặt hàng của Việt Nam tăng đột biến trên thị trường Myanmar, có mặt hàng tăng 300%, chứng tỏ hàng hóa Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh thị trường này. Myanmar đang xem xét cho phép các doanh nghiệp Việt Nam mở các showroom tại Myanmar. 

Trong buổi tọa đàm Ông Quách Hùng Hiệp  - Phó Tổng Giám đốc BIDV, đã có bài thuyết trình về “Kinh nghiệm triển khai đầu tư, thương mại vào Myanmar”. Ông Hiệp cho biết, từ khi thành lập Hiệp hội BIDV tại Myanmar, do ngân hàng BIDV là chủ tịch và Tổng thư ký. Hiệp hội đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát, nghiên cứu thị trường, giới thiệu các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Myanmar. Trong quá trình xúc tiến đầu tư sang Myanmar, với mỗi ngành, lĩnh vực cụ thể, Hiệp hội giới thiệu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành có uy tín, tiềm lực và quyết tâm đầu tư vào thị trường này.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Đoàn Quang Huy – Phó trưởng phòng bán và tiếp thị Ban Tiếp thị bán sản phẩm Vietnam Airlines đã thuyết trình những bước phát triển cũng như dự định của Vietnam Airlines trong thời gian tới. Ông nhấn mạnh về thị trường hàng không tại Vietnam Airlines, đó là cơ hội giao thương và liên kết quốc tế của cả hai nước với các nước trong khu vực và toàn thế giới.

Cũng tại buổi tọa đàm, hầu hết doanh nghiệp đưa ra những thắc mắc và câu hỏi liên quan đến vấn đề và cách thức đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar. Nhiều doanh nghiệp khẳng định đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp của họ mở rộng thị trường và giao lưu học hỏi.

Nguyễn Huyền

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Rộng đường đầu tư sang Campuchia (03/12/2010)

>   Lào: Lạm phát tháng 10 tiến sát 8% (01/12/2010)

>   Campuchia đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% năm 2011 (01/12/2010)

>   Campuchia: Tiềm năng thị trường và tài nguyên thiên nhiên (02/12/2010)

>   Đề xuất mở đường sắt, đường bộ xuyên Đông Dương (28/11/2010)

>   Việt Nam có 16 dự án thủy điện được cấp phép tại Lào (24/11/2010)

>   Việt Nam-Myanmar thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực (23/11/2010)

>   Chính phủ tạo điều kiện cho DN đầu tư vào Campuchia (16/11/2010)

>   Khai mạc Hội nghị SOM Việt Nam - Lào - Campuchia (15/11/2010)

>   VinaCapital đầu tư 75 triệu USD qua Campuchia (12/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật