Thứ Năm, 18/11/2010 08:39

Lạm phát: Kiềm chế cách nào?

Chính sách tiền tệ cần được thực hiện linh hoạt.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 diễn biến bất thường khi tăng tới 1,05% so với tháng 9, đẩy CPI 10 tháng tăng 7,58%.

Trước thực tế này, TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, nỗ lực để kiềm chế CPI của năm 2010 không quá 8% đang gặp nhiều thách thức.…

Nhiều sức ép…

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, rào cản đầu tiên trong nỗ lực kiềm chế lạm phát là nợ công khá cao đang gây rủi ro cho việc ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù nợ công của Việt Nam chủ yếu là vay ODA, lãi suất không cao, nhưng do cơ cấu nợ gồm nhiều đồng tiền khác nhau, nên khó tách khỏi những rủi ro về biến động tỷ giá. Nợ công cũng có thể gây ra áp lực làm mất giá tiền Việt Nam (VND). Bên cạnh đó, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách đã khá lớn thì khi tăng chi càng làm tăng ngân sách thâm hụt, điều này làm thay đổi tổng cầu trong xã hội, vì Nhà nước là một nhà đầu tư và tiêu dùng lớn nhất.

Khi thâm hụt ngân sách, Nhà nước phải bù đắp bằng các khoản vay, trong đó thời gian qua, vay qua kênh phát hành trái phiếu được sử dụng khá thường xuyên. Nếu quá lạm vay qua thị trường trái phiếu, thì dù ít hay nhiều đều tác động đến thị trường tài chính, diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chính điều này đang gây áp lực giữ ổn định giá trị của VND.

Hơn nữa, lạm phát của Việt Nam đang cao hơn nhiều đối tác thương mại. Điều này dẫn đến tăng thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai, trong khi chu chuyển vốn để bù đắp cho các thâm hụt này vừa thiếu, vừa không ổn định. Thêm vào đó, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện khá mỏng trong bối cảnh ngân sách thâm hụt khá cao. Những yếu tố trên cộng với tâm lý, kỳ vọng vào thị trường tài chính chưa thật ổn định, đang tạo sức ép khiến VND mất giá thêm.

Cũng phải nói thêm rằng, nền kinh tế Việt Nam đang bị “đô la hoá” và “vàng hoá” cao, cùng với mức lạm phát khá cao tính đến tháng 10, thì rất khó thực hiện được một chính sách tiền tệ với lãi suất và tỷ giá nhất quán. Hệ quả của sự “vênh” nhau là không tạo động lực cho các dòng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất, chế biến, mà chỉ khuyến khích tình trạng đầu cơ tài chính để hưởng lợi ngắn hạn. Mặt khác, kỳ vọng lạm phát bao giờ cũng có độ quán tính của nó, bởi vậy với mức lạm phát khá cao như hiện nay, thì khó tránh khỏi kỳ vọng lạm phát tiếp tục diễn biến theo chiều hướng bất lợi, tác động không tích cực đến nỗ lực ổn định tâm lý thị trường.

Cần linh hoạt thực thi chính sách tiền tệ

Ông Võ Trí Thành - phân tích để kiềm chế lạm phát, việc thực thi một chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá hỗ trợ tích cực cho nhau là không đơn giản trong bối cảnh hiện tại. Nhưng không còn cách nào khác là phải hướng các chính sách này vào ưu tiên kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý trong mối quan hệ với mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay. Chính sách tiền tệ linh hoạt cần được thực thi đồng thời với chính sách tài khoá thận trọng, trong đó, phải nhấn mạnh hạn chế và tăng hiệu quả của chi tiêu. Nếu chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá không được điều hành ăn ý, hài hoà với nhau, thì dù chính sách tiền tệ được thực thi hiệu quả đến mấy, nền kinh tế vẫn luôn hiệu hữu nhân tố gây bất ổn vĩ mô, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang là nước chi ngân sách lớn cho hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Đặc biệt, khái niệm nợ công cần được hiểu theo hướng mở, để có biện pháp ứng xử chính sách hợp lý, nếu không sẽ gây tác động tiêu cực lên ổn định kinh tế vĩ mô. Rủi ro nợ công ngoài hiện hữu ở các khoản nợ của Nhà nước, các khoản nợ do Nhà nước bảo lãnh, còn tiềm ẩn trong các khoản nợ không nằm trong danh mục nợ công, nhưng khi xảy ra sự cố, thì Nhà nước phải đứng ra hỗ trợ hoặc ứng cứu.

Với cách hiểu như vậy, ngoài quan tâm đến tổng số nợ của Nhà nước, cần lưu ý các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp, nhất là nợ lớn của các tổ chức, để chủ động có biện pháp xử lý thích hợp, bởi rủi ro tài chính có sức lan toả mạnh, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.

Nhật Quang

công thương

Các tin tức khác

>   Tiếp tục “khất” câu trả lời về chi phí cho lễ hội (18/11/2010)

>   Việt Nam - thành công và tỉnh táo (17/11/2010)

>   Hợp tác xã có được thành lập công ty? (17/11/2010)

>   Quốc hội thông qua hai dự thảo luật và một nghị quyết (17/11/2010)

>   Bí quyết hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất (17/11/2010)

>   “Tập đoàn”, “quan bạc” và “tên trộm thông minh” (17/11/2010)

>   IMF, WB "can" Việt Nam đánh đổi ổn định lấy tăng trưởng (17/11/2010)

>   Rút lại chủ trương đầu tư bảy dự án thủy điện (17/11/2010)

>   WB khuyến nghị Việt Nam thành lập Cục Dầu khí (16/11/2010)

>   CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8% (16/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật