Thứ Tư, 10/11/2010 06:11

IPO quyết không 'chùn bước'

Bất chấp TTCK VN diễn ra với nhịp độ khá buồn tẻ, hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của DN (IPO) cũng không vì thế mà “chùn bước”.

Sau những cái tên được chú ý như HPB, HUT, PVG, BIC, nhiều Cty vẫn “rục rịch” cho kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng trong tháng 11/2010. Tính riêng trên sàn Hà Nội có khoảng 5 DN.

Tự tin IPO

Đáng chú ý nhất phải kể đến Cty TNHH CK BIDV (BSC). BSC được chú ý trước hết DN này trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN. Ông Phan Đức Tú - Phó Tổng Giám đốc BIDV cho biết: “Hoạt động IPO của BSC là một mắt xích quan trọng trong chiến lược cổ phần hóa của ngân hàng BIDV. Chính vì vậy, việc hỗ trợ tài chính là sự khởi đầu trong những cam kết lâu dài của chúng tôi dành cho nhà đầu tư vào BSC”.

Trước đó, một DN khác của BIDV cũng đã chào bán cổ phiếu rất thành công trong bối cảnh thị trường ít có kỳ vọng là TCty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIC). Vì vậy, việc IPO BSC được nhiều nhà đầu tư kỳ vòng sẽ tạo ra luồng gió mới trong bối cảnh thị trường đang hết sức ảm đạm như hiện nay.

Tuy nhiên, việc BSC quyết định IPO đúng vào lúc thị trường chứng khoán trong giai đoạn èo uột, nhóm cổ phiếu của Cty chứng khoán niêm yết giảm rất thấp như KLS, BVS, SHS, HPC... được xem là một bước đi hết sức mạo hiểm. Lý giải cho nhận định này, ông Đỗ Huy Hoài - Giám đốc Cty Chứng khoán BSC cho biết: Giá trị của BSC được xem xét trên yếu tố dài hạn, và việc thực hiện IPO nằm trong chiến lược cổ phần hóa chung của BIDV và các thành viên. Vì vậy việc chọn thời điểm IPO gắn với chiến lược dài hạn mà không quá phụ thuộc vào diễn biến thị trường. Thị trường đang gặp những khó khăn nhất định, và do vậy việc chào bán cổ phiếu BSC ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. “Nhưng tôi tin tưởng rằng việc cổ phần hóa  BSC đúng theo kế hoạch sẽ mang lại cho BSC cơ hội mới để phát triển. Tôi cũng tin tưởng rằng trong giai đoạn tới và trong tương lai, thị trường sẽ diễn biến tích cực trở lại cùng với đà phục hồi của nền kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới” – ông Hoài nói.

Tăng hàng chất lượng

Thời gian qua, nhiều ý kiến “quy tội” nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chỉ số chứng khoán VN lình xình suốt từ đầu năm 2010 đến nay có một phần bắt nguồn từ việc nguồn cung cổ phiếu tăng mạnh, nhất là trong bối cảnh dòng tiền đổ vào kênh này đang ở mức thấp như hiện nay. Bên cạnh những DN, trước sức ép tăng vốn đã lựa chọn hình thức phát hành thêm cổ phiếu. Năm 2010 chứng kiến hoạt động chào sàn, IPO ồ ạt của các DN. Hoạt động này tiếp tục được đẩy mạnh sang năm 2011 với những tên tuổi lớn được kỳ vọng như VNSteel, BIDV, MobiFone...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến cho rằng, nếu quy thị trường lình xình là do nguồn cung quá lớn cũng hơi “oan” cho các DN. Việc chào bán cổ phiếu của DN nằm trong chiến lược dài hạn của một DN. Thực tế, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, không ít DN phát hành cổ phiếu vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư, đơn cử như HPB, HUT, PVG hay BIC. Điều này cho thấy, việc phát hành cổ phiếu thất bại, nguyên nhân không hẳn do thị trường không mặn mà.

Việc tăng nguồn cung trên TTCK dẫn đến sức ép về chênh lệch cung cầu là điều tất yếu trong bối cảnh đất nước đang phát triển như hiện nay. TTCK VN đang thừa cung, nhưng cung hàng chất lượng cao đến từ DN quy mô lớn, có giá đúng giá trị thực của DN để thu hút dòng vốn của các tổ chức đầu tư nước ngoài, tạo đà hỗ trợ thị trường trong nước thì vẫn thiếu. Bên cạnh đó, việc IPO của các DN nên được nhìn nhận ở một góc độ khác là tăng cung cho thị trường. Thực tế, cách quản lý, cơ chế kinh doanh, kinh nghiệm, công nghệ, tăng cường khả năng giám sát từ công chúng, thông tin minh bạch, quyền lợi của cổ đông được bảo đảm... để DN phát triển bền vững và có tính cạnh tranh cao hơn là những mặt tích cực cần tính đến.

Phạm Lan

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Vinaincon huy động được hơn 56 tỷ đồng qua đấu giá (09/11/2010)

>   Để cổ phần ưu đãi không thành bạc đãi (06/11/2010)

>   Nhu cầu mua cổ phần Afiex An Giang chỉ đạt 48% (05/11/2010)

>   Đấu giá cổ phần: DN cần xem lại chính mình (05/11/2010)

>   Đăng ký mua cổ phần Vinaincon đạt 58% (04/11/2010)

>   Bài 2: Thiếu khung để chọn cổ đông chiến lược (04/11/2010)

>   Cuối năm, cổ phần hoá sẽ hết "nghẽn"! (04/11/2010)

>   Đấu giá cổ phần thời “chứng”... ế (03/11/2010)

>   IPO Phân bón Bình Điền thu hút giới đầu tư  (03/11/2010)

>   Nhu cầu mua cổ phần Hunex cao gấp 2 lần cung (02/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật