Thứ Ba, 19/10/2010 13:54

Lao động – việc làm: Vấn đề “nóng” toàn cầu

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trên thế giới đã tăng đến mức cao nhất từng ghi nhận và dự đoán sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2010.

Cuối năm 2009, tỷ  lệ thất nghiệp của thanh niên trên thế giới là 13%, tương đương với 81 triệu thanh niên. Như  vậy, con số thanh niên thất nghiệp đã tăng 7.8 triệu người so với năm 2007, trước khi khủng hoảng toàn cầu diễn ra. Tại nhiều nơi ở châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, phụ nữ trẻ gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm việc làm so với nam giới. Chỉ có hai khu vực địa lý có tỷ lệ nữ giới thất nghiệp ít hơn nam giới đó là Đông Á và Liên minh châu Âu (7.4% ở nữ giới so với 10.3% ở nam giới). Báo cáo cũng nhận thấy thanh niên thất nghiệp nhạy cảm đối với cuộc khủng hoảng hơn người trưởng thành thất nghiệp và sự phục hồi thị trường việc làm cho nam và nữ thanh niên có xu hướng chậm hơn so với thị trường việc làm dành cho người trưởng thành. ILO cũng cảnh báo, suy thoái kinh tế kéo dài khiến người lao động càng khó tìm việc làm, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Đời sống bất ổn gia tăng do thất nghiệp

Làn sóng biểu tình mạnh mẽ đang diễn ra tại nhiều thành phố lớn  ở châu Âu, nhất là tại Brúc-xen và Pa-ri, một phần nguyên nhân là tình trạng thất nghiệp cao. Đầu 10/2010, gần ba triệu người tham gia biểu tình trên toàn nước Pháp, phản đối dự luật cải cách chế độ hưu trí, nâng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 tuổi. Dự luật này sẽ có hiệu lực nếu được Thượng viện thông qua. Trong khi đó, gần hai phần ba số người giàu ở Anh muốn tiếp tục làm việc và không bao giờ nghỉ hưu, theo một cuộc khảo sát. Đây là tỷ lệ cao nhất đối với các cá nhân giàu có trong 20 nền kinh tế phát triển trên toàn cầu. Chính phủ Anh đang có kế hoạch bỏ tuổi nghỉ tuổi mặc định (65) vào tháng 10/2011.

Với hơn một tỷ  người lao động, Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế  giới đang phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp ở quy mô rộng lớn. Một thống kê  chính thức mới đây cho thấy, chỉ có 780 triệu người dân nước này có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp chiếm tới 22% số người ở độ tuổi lao động. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến qua Internet, do website peixunz.com tiến hành cho thấy, một tỷ lệ lớn giới trẻ văn phòng tại Trung Quốc bị kiệt sức vì công việc.

Trước đây, mỗi người Nhật thường gắn bó với một công việc duy nhất cho tới khi về hưu. Nhưng nay, mức lương nhiều khi không đủ sống, cộng với tình trạng bấp bênh của công việc, khiến nhiều người Nhật trẻ tuổi phải  làm cùng lúc tới vài ba công việc. Một cuộc điều tra mới đây do công ty Ishare tiến hành cho thấy, khoảng 17% số người lao động tuổi từ 20-50 ở Nhật có việc làm thêm ngoài công việc chính. Theo một cuộc điều tra của Chính phủ Nhật, dù phải làm việc với số giờ vào hàng nhiều nhất thế giới mỗi ngày, nhưng gần một nửa người lao động nước này được hỏi vẫn cho biết, họ quan tâm tới việc làm ngoài giờ.

Gia tăng làn sóng đi tìm việc ở nước ngoài

Không chỉ ở  các nước đang phát triển, ở nhiều quốc gia phát triển cũng đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám. Hàng trăm nghìn sinh viên Anh đang có xu hướng ra nước ngoài làm việc sau tốt nghiệp đại học (ĐH). Nguyên do một phần là theo Luật pháp Anh, những sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH và tìm được việc làm, có thể sẽ phải trả “thuế tốt nghiệp” bằng 2,5% tổng số lương mỗi tháng trong vòng 20 năm. Thực tế này dấy lên lo ngại về vấn đề chảy máu chất xám ở đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới này.

Với tình hình kinh tế khó khăn và thị trường việc làm bị thu hẹp trong nước, ngày càng có nhiều người trẻ Hy Lạp ra nước ngoài tìm cơ hội việc làm. Theo kết quả một cuộc điều tra do một tờ báo của Hy Lạp thực hiện công bố, 70% số người trẻ có bằng ĐH của Hy Lạp muốn làm việc ở nước ngoài; 40% đang tìm việc ở nước ngoài hoặc theo học lên bậc cao hơn để đảm bảo có được chỗ đứng tốt ở nước ngoài. GS George Pagoulatos thuộc ĐH Kinh tế Athens cho biết, tình trạng chảy máu chất xám có thể xảy ra nếu những người trẻ có tài không thấy triển vọng ở Hy Lạp. Nhưng ông cũng nghi ngờ khả năng họ tìm được cơ hội tốt ở các quốc gia phương Tây khác, nơi mà thất nghiệp cũng là một thách thức nan giải.

Kim Ngân

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Thế giới công nghệ: Rầm rộ WP7, lợi nhuận quý 3 (18/10/2010)

>   Giấc mộng mới của Vimpelcom khó thành hiện thực (15/10/2010)

>   Hãng hàng không Viva Macau tuyên bố phá sản (14/10/2010)

>   Hãng dược phẩm Pfizer mua lại King giá 3,6 tỷ USD (13/10/2010)

>   Ông Obama thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng (12/10/2010)

>   Anh bán tài sản công để giảm thâm hụt ngân sách (12/10/2010)

>   Thượng Hải hạn chế mua nhà (10/10/2010)

>   Cảnh sát Úc điều tra vụ hối lộ để in tiền polymer (08/10/2010)

>   20 tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ (08/10/2010)

>   “Vương triều” bất động sản Hồng Kông phế truất “thái tử” (07/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật