Thứ Tư, 06/10/2010 18:05

Không thể dựa vào FDI để phát triển công nghiệp điện tử

Cuối tháng 10, Nhà máy đóng gói và kiểm thử chip trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam của Intel sẽ chính thức khai trương. Theo thiết kế, Nhà máy khi hoạt động hết công suất (dự kiến sau 3-5 năm khai trương) sẽ đạt khoảng 820 triệu sản phẩm, với tổng giá trị xuất khẩu từ 5 đến 15 tỷ USD.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, ngoài việc giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động của Việt Nam, đóng góp lớn nhất của nhà máy của Intel, của Samsung hay của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khác cùng lĩnh vực là giá trị xuất khẩu. Theo thống kê trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính của Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, nhưng 98% kim ngạch xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, đóng góp trực tiếp của các nhà máy này đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin của Việt Nam không nhiều. Thậm chí, theo khẳng định của ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, không thể dựa vào các dự án FDI để phát triển công nghiệp điện tử, nếu dựa vào họ thì “cũng giống như việc ta đi nhờ xe, chứ không phải do thực lực”.

Theo ông Hùng, các doanh nghiệp FDI có chiến lược phát triển riêng và họ vào Việt Nam vì mục đích kinh doanh, chứ không theo chiến lược phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin của Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử của Việt Nam chưa thể trở thành các nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ cho các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Để chứng minh nhận định của mình, ông Hùng cho biết, trước đây, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã cố gắng giúp một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp phụ tùng cho Canon, nhưng phần lớn bị hạn chế về năng lực, chỉ có vài ba doanh nghiệp đáp ứng được. Nếu đặt vấn đề với các doanh nghiệp FDI để họ giúp đỡ về kỹ thuật đối với các doanh nghiệp trong nước, thì câu trả lời nhận được là không.

Do đó, để phát triển ngành điện tử, công nghệ thông tin của Việt Nam, theo ông Hùng có thể tập trung phát triển theo 3 hướng là lắp ráp, thiết kế sản phẩm và công nghiệp phụ trợ. Với lắp ráp và công nghiệp phụ trợ, phải quy hoạch lại các doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp phụ trợ thành những doanh nghiệp chuyên nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao để tham gia chuỗi sản xuất hàng điện tử toàn cầu.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo một công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngay cả việc lắp ráp cũng khó có cơ hội cạnh tranh với Trung Quốc về giá. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có những doanh nghiệp có quy mô lắp ráp đạt công suất 200.000-300.000 máy/năm.

Đức Huy

Đầu tư

Các tin tức khác

>   BP không bán cổ phần trong dự án Nam Côn Sơn (06/10/2010)

>   Bài 1: Tổng quan về EPC (06/10/2010)

>   Việt - Lào mở thêm hướng thông thương (06/10/2010)

>   Áp lực tăng lương kép (06/10/2010)

>   Đầu tư ở Việt Nam đang hấp dẫn Mỹ (06/10/2010)

>   Bộ Y tế chi vượt hơn 27 tỷ đồng trong quản lý thuốc (06/10/2010)

>   Dấu hiệu đổi chiều  (06/10/2010)

>   373 triệu USD mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc (05/10/2010)

>   Tháng 10, tình hình cấp điện vẫn căng thẳng (05/10/2010)

>   Điều hành kinh tế: “Đang có hai quan điểm” (05/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật