Thứ Sáu, 24/09/2010 06:23

Thanh tra Sabeco: Kết luận còn nhiều bất nhất

Từ kết luận sai phạm của tổng giám đốc Sabeco gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỉ đồng, chỉ sau một thời gian, một kết luận thanh tra khác của cùng “tác giả” là Bộ Công Thương đã biến sai phạm này thành... không có gì

Một là kết luận thanh tra số 1153/KL-BCT ngày 6-11-2009; một là kết luận thanh tra số 207/KL-BCT ngày 23-8-2010 cùng về những sai phạm của Công ty CP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), cụ thể là của cá nhân tổng giám đốc Nguyễn Quang Minh đã “vượt rào” trong một số nhiệm vụ quản lý, không tuân thủ nghị quyết của HĐQT, ký kết hợp đồng nhiều điều khoản có dấu hiệu bất thường...

Một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất của kết luận thanh tra lần thứ nhất là mua vỏ lon bia 333 với giá cao mà không tổ chức đấu thầu và chào hàng cạnh tranh, gây thua thiệt hàng chục tỉ đồng.

Kết luận thanh tra nêu rõ: Việc mua bán lon 333 phải xem xét giá cả sao cho phù hợp với thị trường khu vực và thế giới. Khi trong nước đã có một vài đơn vị sản xuất thì việc mua phải đấu thầu và chào hàng cạnh tranh. Nhưng tổng giám đốc đã không thực hiện mà vẫn mua với giá cao hơn, đây là việc làm sai nguyên tắc, gây phản ứng mạnh từ các đơn vị sản xuất bia lon.

Tuy nhiên, trong kết luận thứ 2, Bộ Công Thương lại cho rằng việc ký hợp đồng mua lon nhôm do có sự góp vốn (30%) hình thành xí nghiệp liên doanh sản xuất lon bia rỗng nên tổng công ty chỉ mua của công ty liên doanh do mình góp vốn 30%, không có chào hàng cạnh tranh.

Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi, một đơn vị thành viên Sabeco.

Việc có sự chênh lệch về giá mua giữa hai nhà cung ứng (Crown Sài Gòn và Crown Hà Nội) với Công ty CP Tập đoàn Hanaka là do hợp đồng được ký tại hai thời điểm khác nhau: từ tháng 9-2008, giá nhôm trên thị trường cao và tháng 3-2009, giá nhôm thế giới biến động theo chiều hướng giảm. Vì vậy, kết luận thứ hai cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận việc ký hợp đồng mua lon bia 333 năm 2008 và 2009 có giá cao, dẫn đến thua thiệt hàng chục tỉ đồng.

Phải công khai kết luận thanh tra

Luật sư Nguyễn Xuân Bính, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Hà Nội, cho biết: Khoản 2, điều 27 của Luật Phòng, chống tham nhũng  quy định rõ: “Kết luận thanh tra phải được công khai. Mặt khác, theo Quyết định số 1534/QĐ-BCA (A11) về danh mục bí mật Nhà nước độ mật của ngành  công thương do Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh ký ngày 18-9-2008, kết luận thanh tra chưa công bố mới nằm trong danh mục mật.

Kết luận thanh tra ban đầu của Bộ Công Thương cũng chỉ rõ tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm chính trong việc ký hợp đồng mua houblon không đúng với nghị quyết của HĐQT và ký hợp đồng mua phụ tùng máy dán nhãn khi chưa trình HĐQT phê duyệt theo quy định tạm thời phân cấp của tổng công ty; mua lon bia 333... Thế nhưng, tại kết luận thanh tra thứ hai, đã không nhắc gì tới trách nhiệm của tổng giám đốc Sabeco mà chỉ quy cho ban mua hàng của Sabeco.

Dư luận đang đặt câu hỏi về những bất thường trong thực hiện quy chế về tài liệu của Bộ Công Thương. Kết luận thanh tra sau của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải ký thì đóng dấu mật còn kết luận lần trước do Thứ trưởng Bùi Xuân Khu ký thì không.

Một số vấn đề khác trong kết luận sau cũng không nêu như: Ông Nguyễn Quang Minh đã vi phạm quy chế quản lý khi triển khai ký hợp đồng mua phụ tùng với hãng Krones, sau đó mới báo với HĐQT. Ông Minh chuyển tiền theo hợp đồng với đối tác nước ngoài, sau đó, HĐQT quyết định không đồng ý thực hiện, phải thương lượng đòi lại tiền đã giao.

Bên cạnh đó, việc xây dựng giá bán nguyên vật liệu cho các đơn vị sản xuất (thuộc Sabeco) chưa sát với giá mua, chưa tính hết chi phí quản lý doanh nghiệp, chưa tính cụ thể số tiền chênh lệch tỉ giá của từng đơn vị sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh nguyên vật liệu không đúng với chủ trương của tổng công ty trong lĩnh vực này, nhất là tại thời điểm các đơn vị sản xuất thiếu vốn phải vay với lãi suất cao gây bất bình cho các đơn vị thành viên cũng không được đề cập trong kết luận thứ hai.

Tô Hà - Nguyễn Quyết

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   7 cán bộ ngân hàng bị xét xử trong vụ án tham ô (24/09/2010)

>   Chủ Kềm Nghĩa đặt mua 2 du thuyền từ Mỹ (23/09/2010)

>   Bộ trưởng Công Thương bị doanh nghiệp kiện (23/09/2010)

>   Tài sản của TGĐ Tigi Tour rất lớn (23/09/2010)

>   Airserco: Sếp phó lộng quyền, công ty lỗ tiền tỷ (23/09/2010)

>   LaVie chối bỏ trách nhiệm với người tiêu dùng (22/09/2010)

>   Xử lý hơn 2.000 ôtô "ngoại giao" chưa chuyển nhượng (21/09/2010)

>   Nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV sắp ra hầu tòa (17/09/2010)

>   Tổng giám đốc Cảng hàng không miền Bắc bị cách chức (17/09/2010)

>   Niêm phong tòa nhà 11 tầng của Bảo Việt (17/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật