Thứ Hai, 30/08/2010 09:39

Cổ phiếu "tuổi teen"

Theo tiếng Anh, tuổi từ 10-18 được gọi là tuổi teen. Do vậy, “CP tuổi teen” là thuật ngữ vui được giới đầu tư dành cho những cổ phiếu có thị giá chỉ mười mấy nghìn đồng tức là từ 1.0 – 2.0.

Sau đợt điều chỉnh giảm vừa qua của TTCK, số lượng CP tuổi teen xuất hiện ngày càng nhiều và được cho là rất hấp dẫn để đầu tư.

“Teen cụ”

Hiện tại, có khá nhiều CP blue chips có thị giá 1.0-2.0 như EIB, STB, REE, PPC, KLS... Ngoài ra, còn có rất nhiều CP đang ngấp nghé ngưỡng mười tám đôi mươi như PVX, VCG, SAM...

Chỉ xét riêng về yếu tố thị giá, rõ ràng những blue chips đó đang có thị giá cực kỳ hấp dẫn, nhưng lại không phải vậy. Biệt danh “CP teen cụ” cũng phần nào cho thấy sự già cỗi của nhóm CP này. NĐT đã quá quen mặt với REE, SAM, STB, nhưng yếu tố hấp dẫn ớ các CP này cũng ngày càng hiếm hoi.

Nếu ví yếu tố thị giá như cây gậy để các “CP teen cụ” chống khi di chuyển thì lượng CP lưu hành lớn, hoạt động kinh doanh gặp nhiều thách thức lại là những tảng đá rất lớn đè lên lưng các “cụ”. Nhìn ở khía cạnh khác, việc blue chips thị giá thấp, tương đương với những CP bình thường khác cũng phần nào làm giảm giá trị trong mắt NĐT.

Nhiều người còn đặt câu hỏi rất cắc cớ: Ngày xưa mười mấy chấm sao giờ chỉ có mười mấy nghìn? Do vậy khả năng thoát khỏi khu vực 1.0-2.0 của những CP nói trên cực kỳ khó khăn.

Một CP bình thường “vốn nhỏ”đôi khi chỉ cần 5- 10 phiên có thế tăng từ 1.5 lên 2.0. Nhưng “CP teen cụ” chỉ cần tăng khoảng 10% là lập tức hàng đã xả ra ào ạt. Tại mức giá như 6.0 tăng kịch trần thêm được đến 3.000 đồng, trong khi tại mức giá 1.2 tăng kịch trần 5% cũng chỉ thêm được 600 đồng, rõ ràng không thấy "đã".

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, “CP teen cụ” tiến chậm thì cũng lùi chậm, nên dù sao khi nhìn nhóm CP của mình giảm vài trăm đồng mỗi ngày cũng đỡ lo lắng hơn nhìn những CP thị giá cao mất giá vài nghìn đồng mỗi phiên. Nếu 1.000 “CP teen cụ” giảm 400-500 đồng mỗi ngày, chỉ mất 400.000-500.000 đồng; còn nếu giữ 1.000 CP cổ giá 5.0- 6.0, mỗi ngày có thể mất tử 2,5-3 triệu đồng nếu CP đo sàn.

Teen không chịu lớn

Có lẽ tiêu biểu nhất cho CP teen không chịu lớn chính là nhóm CP của các CTCK tầm trung, thậm chí còn ngấp nghé rớt xuống mức giá “nhi đồng” như SVS và ORS đóng cửa cuối tuần qua tại mức giá 10.200 đồng/cp.

Nghịch lý ở chỗ nhiều CTCK trong nhóm này là đạo diễn cho những phi vụ đẩy giá CP từ tuổi teen lên trưởng thành hoặc ngược lại nhưng lại ngó lơ CP của mình. Đáng nói ở chỗ nhiều CTCK có CP thuộc nhóm tuổi teen lại là con của những NHTMCP lớn.

Ngoài trường hợp những CP teen mãi không chịu lớn như của các CTCK, còn có trường hợp đã lớn nhưng lại... quay trở về tuổi teen. Lý do chính khiến các CP này luôn được “trẻ hóa” chính nhờ yếu tố chia tách, nên đã khiến thị giá từ 2.0-3.0 xuống còn 1.0-2.0.

Trường hợp tiêu biểu phái kể đến VNE, ngày  20/7 vừa rồi CP này đã điều chỉnh giá từ 2.5 xuống 1.7 do tiến hành trả cổ tức bằng CP tỷ lệ 20% và bán ưu đãi với tỷ lệ 10:8 cho cổ đông hiện hữu với giá 1.0. Từ 1.7 sau 1 tháng CP này còn 1.2.

Nếu nói về quy mô của công ty, VNE không phải nhỏ với vốn đều lệ hơn 630 tỷ đồng cùng với việc nắm giữ cổ phần tại hàng loạt công ty khác. Và cũng có điều nghịch lý là giá CP của các công ty VNE là cổ đông lớn như VE3, VE9 . . . lại ở mức khá cao. Nhưng thực tế tại mức giá này VNE sẽ được nhiều NĐT, nhất là những “đội lái” ưu ái hơn, vì đây là CP có tính đầu cơ rất cao và thị giá rẻ - những yếu tố các đội lái rất thích.

Đánh một CP tăng từ 1.0 lên 1.5 sẽ dễ dàng và ấn tượng hơn đánh một CP từ 6.0 lên 9.0 mặc dù tỷ lệ tăng là đều 50%. Xem ra việc VNE không chịu lớn, mãi chỉ là CP tuổi teen hóa ra lại hay.

Thái Ca

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Thị trường đang tạo cơ hội cho dòng tiền mới tham gia (30/08/2010)

>   Nhận diện các cơ hội đầu tư (30/08/2010)

>   Mặt bằng giá mới trên thị trường OTC hình thành (30/08/2010)

>   CTCK chỉ phải công bố danh mục đầu tư lỗ? (30/08/2010)

>   Thị trường 30/08 – 01/09 và góc nhìn từ CTCK (29/08/2010)

>   Kinh tế đi lên sao chứng khoán đi xuống? (29/08/2010)

>   Có hiện tượng "đảo hàng" của khối ngoại (29/08/2010)

>   Thê thảm với penny (29/08/2010)

>   Hụt hẫng dòng tiền (28/08/2010)

>   Những cổ phiếu ngược dòng thị trường (27/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật