Bài toán cổ phiếu quỹ
Thời gian vừa qua, một số DN đã tiến hành mua CP quỹ. Đây là một động thái được xem như để ổn định giá cổ phiếu trên thị trường. Nhưng trong tình hình TTCK có những biến động không thuận lợi hiện nay, liệu mua CP có phải là một chiến thuật hợp lý?
Khôn ngoan hay liều tĩnh?
CTCP Thép Pomina (POM) dự tính trong vòng 90 ngày kể từ ngày 23/8, mua lại 9 triệu CP POM để làm CP quỹ. Lượng CP này tương đương 4,8% số CP công ty đã phát hành trong 12 tháng qua (187,45 triệu CP). Sau khi thông tin này xuất hiện vào chiều ngày 17/8, CP POM đã tăng trần lên 36.4OO đồng/cp vào phiên ngày hôm sau, nhưng đây cũng là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của CP này.
Một trong 2 mục đích mua CP quỹ của POM là ổn định giá CP. Nguồn vốn để mua CP quỹ sẽ bao gồm thặng dư vốn (35 tỷ đồng) và lợi nhuận để lại chưa phân phối (565,28 tỷ đồng) tính đến thời đêm ngày 30/6. Tuy nhiên, nhìn vào bảng cân đối kế toán của POM vào thời điểm cuối quý II, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chỉ có giá trị hơn 50 tỷ đồng. Trong khi nếu mua vào 9 triệu CP quỹ với giá 35.000-36.000 đồng/cp, POM sẽ phải bỏ ra khoảng 320 tỷ đồng. Vậy công ty sẽ xoay tiền cách nào nếu quyết tâm mua hết số CP quỹ đã đăng ký?
Từ ngày 25/8 đến 23-l 1 , Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hình (VSH) mua 4 triệu CP của mình để làm CP quỹ. Với mức giá 1l-12.000 đồng/cp, nếu mua như số lượng đã đăng ký. VSH cũng chỉ bỏ ra chưa đến 50 tỷ đồng. So với hơn 200 triệu CP lưu hành, 4 triệu CP quỹ VSH đăng ký mua vào tương đối nhỏ. Ngoài ra, thị giá của VSH hiện tại cũng đang nằm gần khu vực mệnh giá 10.000 đồng nên rất khó xảy ra việc CP tiếp tục giảm.
Nhưng công bố mua CP quỹ lúc này lại có thể tạo ra một hình ảnh về một DN biết chăm lo cho cổ đông, và rõ ràng đều này nên làm. Nhìn ở góc độ khác, đây cũng có thể là một động thái mang tính chất "thâm canh" của VSH. Tiến hành mua CP quỹ với giá rẻ để sau đó bán ra, thu về một khoản lợi nhuận nhất định khi thị trường phục hồi.
Một trường hợp tương đối giống với VSH là TRC, đăng ký mua 400.000 CP quỹ từ ngày 25/8 đến 25/11 . Giá của TRC trong thời gian qua chủ yếu đi ngang và cao su cũng được đánh giá là một ngành đáng để đầu tư trong thời điểm này. Một CP đang khỏe mạnh liệu có cần "thuốc" hay không?
Liệu có bị hớ?
Từ ngày 4/6 đến ngày 3/9, DIC Corp (DIG) đăng ký mua 2 triệu CP quỹ bằng phương thức khớp lệnh. Cuối tháng 7 DIG cũng đã được HOSE chấp thuận cho mua CP quỹ hàng ngày vượt 5%, tối đa băng 10% khối lượng đăng ký mua và không bị khống chế bởi quy định 10% KLGD của ngày hôm trước. Khi DN tiến hành mua vào CP quỹ, thường là lúc CP đang có giá hấp dẫn, và điều này chắc chắn DN biết rất rõ. Nhưng tính từ ngày 4/6 đến nay, DIG là một trong những CP giảm giá mạnh nhất, từ mức 66.000 đồng/cp xuống mức 46.000 đồng/CP, tương đương 30%.
Sudico (SJS) cũng đăng ký mua 1 triệu CP quỹ từ ngày 3/6 đến ngày 3/9. Nhưng sau khi đi ngang trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7, SIS đã giảm gần 20% từ 80.000 đồng/cp xuống dưới 65.000 đồng/cp. Liệu DIC Corp và Sudico đã mua được CP quỹ tại mức giá nào? Cả hai công ty có thực sự mua cổ phiếu quỹ hay chỉ công bố như vậy rồi đến khi kết thúc thời hạn giao dịch lại công bố không thể mua.
Đầu tháng 8, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng đăng ký mua 2 triệu CP quỹ trong vòng 3 tháng, KLGD mỗi ngày tối thiểu bằng 3% và tôi đa 5% khối lượng đăng ký. Những ai theo dõi PPC từ lâu đều biết một trong những yếu tố khiến cho PPC không thể tăng giá trong những năm qua - mặc dù được đánh giá khá cao về nền tảng kinh doanh - chính là khoán nợ bằng yên Nhật.
Cứ mỗi khi yên tăng giá, PPC sẽ phải trích lập một khoản dự phòng, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đang kể đến lợi nhuận, và từ đó chi phối đến diễn biến CP. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nếu thị trường chung diễn biến không thuận lợi và yên có dấu hiệu tăng giá, cho dù PPC có mua CP quỹ cũng khó lòng đỡ giá cho CP của mình. Không biết có phải vì điều này hay không mà PPC chỉ công bố mục đích mua lại là để... làm CP quỹ.
Đại Dũng
SÀI GÒN GIẢI PHÓNG (ĐTTC)
|