Chủ Nhật, 04/07/2010 23:11

Thị trường trái phiếu: Vẫn khó cạnh tranh

Dù rất mong đợi một thị trường trái phiếu (TTTP) ổn định và phát triển, nhưng trên thực tế TTTP vẫn còn nhiều vướng mắc  chưa được giải quyết dù các chuyên gia đề cập rất nhiều lần.

Kinh tế vĩ mô đang có xu hướng phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng chất lượng phục hồi còn đặt ra nhiều khó khăn cho TTTP, đặc biệt là vấn đề lạm phát và tỷ giá.

Chưa sử dụng hết tiềm năng

Giá hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, tác động không ít đến mặt bằng giá trong nước, tăng áp lực nhập siêu. Bên cạnh đó, chính sách kích cầu, biện pháp nới lỏng tiền tệ trong năm 2009, do có độ trễ nhất định, sẽ gây hiệu ứng không mong muốn trong năm nay là tạo áp lực lên lạm phát.

Khi mặt bằng lãi suất tăng thì lãi suất trái phiếu chính phủ cũng chịu tác động theo chiều hướng tương tự và ảnh hưởng lớn đến thị trường trái phiếu trong nước. Hiện nay, theo nhận định của BIDV, dù khối nhà đầu tư nước ngoài đã ít nhiều quan tâm đến trái phiếu VN nhưng họ vẫn hết sức dè dặt, chủ yếu chờ các chính sách tiền tệ của Chính phủ ngã ngũ. Đặc biệt vấn đề tỷ giá hiện còn là rào cản khá lớn đối với luồng tiền đầu tư từ bên ngoài vào VN. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu theo các cấu trúc truyền thống với kỳ hạn dài và lãi suất coupon cố định sẽ khó hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Không những thế, việc quản lý trần lãi suất phát hành sẽ làm cho trái phiếu khó cạnh tranh với các kênh huy động khác để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo Hiệp hội thị trường trái phiếu VN, năm nay nguồn cung trái phiếu sẽ có thể tăng mạnh với nhiều sản phẩm hấp dẫn và tạo cơ hội để nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục. So với hầu hết các nước trong khu vực thì quy mô thị trường tính theo tỷ lệ giữa số dư trái phiếu đang lưu hành trên GDP của VN mới chỉ ở mức khoảng 15%, trong khi tỷ lệ này ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia tối thiểu là trên 30% và các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu thì đều trên dưới 100%. Có thể thấy, dư địa cho TTTP VN phát triển còn rất lớn.

Đâu là đòn bẩy ?

Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, trước mắt cần tạo được sự thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của việc tái cấu trúc thị trường tài chính theo hướng phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ của ba thị trường: tín dụng, thị trường chứng khoán và TTTP.

Bởi thực trạng TTTP hiện nay, có vẻ như đang tồn tại tình trạng mỗi cơ quan chịu trách nhiệm một chút, mà chưa rõ cơ quan nào là đầu mối chịu trách nhiệm chính và đến cùng cho sự phát triển toàn diện của TTTP. Bộ Tài chính có vẻ chỉ chịu trách nhiệm chính về hoạt động của TTTP sơ cấp. Ngân hàng nhà nước theo dõi hoạt động giao dịch repo trái phiếu trên thị trường thứ cấp giữa NHNN với các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Ông Hiển cho rằng, cần rõ ràng là UBCK, hay cụ thể là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo dõi hoạt động giao dịch mua, bán trái phiếu niêm yết trên sàn giao dịch trái phiếu chuyên biệt. Thực tế này đang khó tập hợp được nguồn lực, cũng như khó thống nhất mục tiêu trong công tác điều hành để tạo động lực cho TTTP phát triển.

Đồng tình với quan điểm trên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng khuyên rằng, nên tập trung tái cấu trúc các trái phiếu đang lưu hành trên thị trường để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTTP. Ngoài ra, trên thị trường thứ cấp, Chính phủ, mà cụ thể là NHNN, nên ưu tiên xem xét thực hiện giải pháp nâng cao uy tín và đảm bảo thanh khoản cho trái phiếu chính phủ (TPCP) đã được phát hành thông qua hoạt động repo TPCP giữa Ngân hàng nhà nước với ngân hàng thương mại. Nếu các ngân hàng thương mại nắm giữ TPCP, thì sẽ luôn được NHNN đảm bảo khả năng chuyển đổi từ trái phiếu ra tiền tối thiểu ở kỳ hạn qua đêm thông qua nghiệp vụ thị trường mở mà không giới hạn số lượng. TPCP được phát hành bằng đồng nội tệ, theo thông lệ quốc tế phải được xếp hạng rủi ro bằng không, vì là tài sản do Chính phủ phát hành, có mức tín nhiệm quốc gia.

Hải Ngọc

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp, ngân hàng và trái phiếu (04/07/2010)

>   Điều chỉnh thông tin lãi suất coupon của trái phiếu TD1015044 (30/06/2010)

>   07/07/2010, ngày ĐKCC trả lãi trái phiếu QH061105 (30/06/2010)

>   06/07/2010, ngày ĐKCC trả lãi trái phiếu CP4A2904 (30/06/2010)

>   05/07/2010, ngày ĐKCC trả lãi trái phiếu QHD0823023 (30/06/2010)

>   07/07/2010, ngày ĐKCC trả lãi trái phiếu QHB0919013 (30/06/2010)

>   30/06/2010, ngày giao dịch đầu tiên trái phiếu TB1013047, TB1015048 (30/06/2010)

>   Ngày 2/7: Đấu thầu 3.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (30/06/2010)

>   Ngân hàng và “món ngon” trái phiếu (29/06/2010)

>   CII sẽ phát hành từ 20 - 25 triệu USD trái phiếu chuyển đổi (28/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật