Thứ Ba, 22/06/2010 07:32

Ngày 22/06: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

(Vietstock) – Trong một ngày thiếu vắng các thông tin kinh tế, các quyết định về chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã làm các thị trường tài chính thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngoài ra, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thúc ép các chính phủ khu vực áp dụng các quy định ngân sách nghiêm ngặt và tăng cường giám sát lẫn nhau cũng là một điểm đáng chú ý trong ngày Thứ Hai 21/06.

Kinh tế châu Âu

Phát biểu tại cuộc họp với Ủy ban Quốc hội châu Âu về các vấn đề kinh tế và tiền tệ, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet cho rằng các mức vay mượn của các chính phủ Liên minh Châu Âu (EU) sẽ bị giám sát nghiêm ngặt hơn trong thời gian tới. Theo đó, những quốc gia nào vi phạm quy định sẽ gánh chịu những hình phạt hết sức nặng nề.

Kinh tế châu Á

Một tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto, Canada, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm Thứ Bảy quyết định chấm việc neo giá Nhân dân tệ theo đồng USD và cam kết áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. Quyết định trên là một cú sốc khá lớn đối với các thị trường tài chính thế giới.

Cả Mỹ và Nhật đều lên tiếng ủng hộ và hoan nghênh động thái của Trung Quốc và tin tưởng rằng quyết định này sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế Trung Quốc và thế giới.

Tuy nhiên trái với những gì đã cam kết, vào sáng ngày Thứ Hai nước này lại bất ngờ quyết định giữ nguyên chính sách tỷ giá và không tăng giá đồng NDT khi cho rằng việc NDT tăng giá mạnh “không phải là mối quan tâm của Trung Quốc” và tỷ giá nên được duy trì ở “mức ổn định.”

Vòng quanh các thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/06 tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 8.23 điểm (0.08%) xuống 10,442.41 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 4.30 điểm (0.38%) xuống 1,113.21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20.71 điểm (0.9%) đóng cửa tại 2,289.09 điểm.

Ngược lại, trên thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0.9%, chỉ số DAX của Đức nhận 1.2% và chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 1.3%.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 2.4%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhận thêm 1.6%, chỉ số All Ordinaries của Australia cộng 1.3%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông leo dốc 3.1%, trong khi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 2.9%. Chỉ số Straits Times của Singapore và chỉ số Taiex của Đài Loan lần lượt tăng 1.8% và 1.9%.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ 3.22% lên 3.24%.

Đồng USD gần như không thay đổi so với Nhân dân tệ và tăng 0.5% so với đồng JPY. Trong khi đó, đồng EUR cũng đi ngang so với đồng bạc xanh.

Giá vàng giao Tháng 8 trên sàn COMEX tại New York giảm mạnh 17.60 USD/oz xuống 1,240.70 USD/oz sau khi đóng cửa ở mức cao kỷ lục 1,258.30 USD/oz vào cuối tuần trước.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 7 trên sàn NYMEX tăng 64 cent lên77.82 USD/thùng.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 22/06:

Thụy Sỹ: Cán cân thương mại

Đức: Chỉ số môi trường kinh doanh IFO

Eurozone:

- Tài khoản vãng lai

- Niềm tin tiêu dùng

Canada: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Mỹ: Doanh số bán nhà đã qua sử dụng

Phạm Thị Phước

Các tin tức khác

>   Thế giới tuần 14-20/6: Tín hiệu khởi sắc (21/06/2010)

>   Trung Quốc trục lợi từ khủng hoảng châu Âu (20/06/2010)

>   Shinkansen - những cỗ máy ngốn tiền, ngốn điện (19/06/2010)

>   JAL vẫn tiếp tục loay hoay trong vòng quay lỗ-lãi (18/06/2010)

>   Thị trường tài chính thế giới tuần qua: Thêm nhiều dự báo lạc quan  (18/06/2010)

>   Ngày 18/06: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua (18/06/2010)

>   Giám đốc điều hành BP xin lỗi (18/06/2010)

>   Ngày 17/06: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua (17/06/2010)

>   Ngày 16/06: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua (16/06/2010)

>   Ngày 15/06: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua (15/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật