Chủ Nhật, 13/06/2010 17:02

Hy Lạp – Bồ Đào Nha: Có tín hiệu kinh tế tích cực

Hai tín hiệu tốt từ kinh tế Bồ Đào Nha và Hy Lạp khiến cho những quan ngại tinh hình kinh tế châu Âu phần nào bớt xám. Trong khi Hy Lạp, khởi nguồn khủng hoảng nợ ở châu Âu thông báo thâm hụt ngân sách năm tháng đầu năm nay đã giảm gần 40% thì Bồ Đào Nha nơi được cho là nước kế tiếp bị khủng hoảng nợ dây chuyền, lại đạt mức tăng trưởng 1,1% trong quý 1.

Theo WSJ, trong cuộc họp báo cuối tuần qua, bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou, công bố thu nhập năm tháng tính đến tháng 5.2010 tăng 8%, trong khi chi tiêu giảm hơn 10%.

Theo báo cáo từ năm ngoái của Hy Lạp, mức tính thâm hụt ngân sách của nước này vào khoảng 13,6% GDP, trong khi năm nay chỉ tiêu đặt ra phải giảm mức thâm hụt ngân sách xuống khoảng 8,1% of GDP (tương đương 40%). “Giảm được khoảng thâm hụt ngân sách gần 40% trong năm tháng đầu năm, điều này có thể thấy Hy Lạp có khả năng đạt được chỉ tiêu đặt ra”, ông George Papaconstantinou nhận định.

Tháng trước, Hy Lạp đã đồng ý thực hiện chương trình tái cấu trúc và cắt giảm chi tiêu trong ba năm theo cam kết với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm nhận khoản vay 110 tỉ euro. Tuần tới phái đoàn của EU, ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF sẽ có mặt tại Athens nhằm xem xét tiến trình thực hiện cam kết của Hy Lạp.

Theo số liệu của trung tâm thống kê quốc gia đưa ra hôm 9.6, GDP của Hy Lạp giảm 1% trong quý 1/2010. Trong khi đó, EU và IMF dự đoán kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 4 % trong năm nay và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng kinh tế Hy Lạp sẽ xấu hơn do ảnh ưởng của chính sách thắt lưng buộc bụng bắt đầu triển khai tại nước này.

Một báo cáo của viện thống kê quốc gia (INE) của Bồ Đào Nha cho thấy GDP nước năng tăng 1,1%. Theo số liệu thống kê của Eurostat, tốc độ kinh tế Bồ Đào Nha tăng trưởng nhanh thứ hai tại EU, sau Thụy Điển. Kinh tế nước này tăng 1,8% trong quý 1/2010 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 1% trong quý 4/2008. Theo nhà kinh tế Cristina Casalinho thuộc Banco BPI tại Lisbon, xuất khẩu được cho là động lực chính giúp kinh tế nước này tăng trưởng.

K.D (theo WSJ)

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   TQ: Lạm phát tháng 5 vượt mục tiêu cả năm (13/06/2010)

>   Canada: Cán cân thương mại chuyển sang thặng dư (13/06/2010)

>   WTO nêu điều kiện để đàm phán Doha thành công (13/06/2010)

>   Khủng hoảng nợ Châu Âu ảnh hưởng kinh tế Đức (12/06/2010)

>   Kinh tế Braxin tăng trưởng nhanh nhất trong 14 năm qua (12/06/2010)

>   WB lạc quan về phục hồi kinh tế toàn cầu (11/06/2010)

>   Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn dự đoán (11/06/2010)

>   Thủ tướng Najib công bố Kế hoạch Malaysia 10 (10/06/2010)

>   Ba bài học từ sự phục hồi của châu Á (10/06/2010)

>   Sơ lược kinh tế Mỹ những tháng đầu năm 2010 (10/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật