Thứ Tư, 16/06/2010 11:41

George Soros: Châu Âu khó tránh suy thoái vào năm 2011

Tỷ phú George Soros.

Châu Âu khó tránh khỏi việc phải đương đầu với một cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2011 và tình trạng trì trệ trong nhiều năm sau đó, do cách ngăn chặn khủng hoảng hiện nay đang đẩy khu vực này vào vòng xoáy suy giảm, tỷ phú George Soros nhận định.

Hãng tin Reuters dẫn lời nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ này cho hay, ngay từ đầu, việc sử dụng đồng tiền chung này đã bất hợp lý. Ông cảnh báo, cuộc khủng hoảng hiện tại có thể là nguy cơ tiềm tàng phá hủy Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên.

Theo ông, việc thiếu hụt một cơ chế điều chỉnh hay sự áp đặt quy định đối với những quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, có thể khiến các nền kinh tế này rơi vào tình trạng suy yếu nghiêm trọng.

Chính phủ Đức đã áp đặt những tiêu chuẩn của họ đối với việc sử dụng quỹ trợ giúp 750 tỷ Euro và đang áp đặt các tiêu chuẩn riêng của họ về thặng dư thương mại và tỷ lệ tiết kiệm cao, đối với phần còn lại ở châu Âu.

"Tuy nhiên, một quốc gia không thể trở thành chủ nợ hay có thặng dư thương mại, nếu không có nước nào bị thâm hụt”, ông nói. “Đó là mối đe dọa thực tế trong tình hình hiện nay”.

Tỷ phú Soros nhận định, Đức sẽ vẫn tăng trưởng tốt bởi đồng Euro giảm giá đã góp phần thúc đẩy kinh tế nước này.

“Nước Đức sẽ tỏa sáng, nhưng phần còn lại của châu Âu sẽ bị đẩy vào vòng xoáy suy thoái, trì trệ trong nhiều năm và thậm chí là tệ hơn thế”, Soros nói. “Hay nói cách khác, tôi cho rằng, khả năng suy thoái vào năm tới là hầu như khó tránh, nếu xét những chính sách hiện tại”.

Trước đó vài ngày, phát biểu tại Vienna, tỷ phú Mỹ Soros đã nhận định, thế giới vừa bước vào “giai đoạn hai của cuộc khủng hoảng tài chính”. Theo ông, do khủng hoảng nợ châu Âu đang xấu đi, các nước cắt giảm thâm hụt ngân sách, đã kéo nền kinh tế toàn cầu trở lại tình trạng suy thoái.

“Nguy cơ sụp đổ của hệ thống tài chính mà chúng ta biết thật sự đang tồn tại, cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc”, ông Soros nhấn mạnh. “Trên thực tế, chúng ta đã bước vào màn thứ hai của trò chơi lớn này”.

Tỷ phú Mỹ cho rằng, tình hình kinh tế thế giới hiện nay cũng đáng sợ như thời điểm 80 năm trước, khi đó sự phục hồi kinh tế còn yếu ớt, các chính phủ cũng bị buộc phải tung ra các biện pháp để cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Theo ông, thị trường tài chính đã bắt đầu mất lòng tin đối với vấn đề nợ công. Mặc dù tới thời điểm này, vẫn chỉ có Hy Lạp và khu vực đồng tiền chung châu Âu nằm ở “tâm bão”, nhưng ông cho rằng, những vụ việc như thế này thường có tính ảnh hưởng toàn cầu.

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Lạm phát tại Ấn Độ vượt 10% (14/06/2010)

>   Eurozone: Gói cứu trợ 750 tỷ euro sẽ tăng lên nếu cần thiết (14/06/2010)

>   Tổng thống Obama yêu cầu cứu trợ khẩn cấp 50 tỷ USD (14/06/2010)

>   Pháp công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu 45 tỷ euro (14/06/2010)

>   Thế giới tuần 7-13/6: Cảnh báo và bi quan (14/06/2010)

>   FDI tháng 5 vào Trung Quốc “nhảy vọt” (14/06/2010)

>   TQ lo ngại tác động của khủng hoảng nợ (13/06/2010)

>   TQ Đại lục-Đài Loan đàm phán về kinh tế (13/06/2010)

>   Hy Lạp – Bồ Đào Nha: Có tín hiệu kinh tế tích cực (13/06/2010)

>   TQ: Lạm phát tháng 5 vượt mục tiêu cả năm (13/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật