Thứ Năm, 27/05/2010 14:49

TTCK: Vẫn vắng bóng nhiều “đại gia”

Hiện tại, tổng số DN niêm yết tại 2 sàn chứng khoán Hà Nội (HASTC) và TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã lên đến hơn 500 DN- con số này không nhỏ so với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), mặc dù số  lượng DN niêm yết nhiều nhưng chất lượng hàng hóa chưa cao, đặc biệt là sự thiếu vắng đại diện DN của một số ngành chủ chốt.

Thiếu vắng những ngành tạo “sức bật”

Trong tổng số những DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, có thể điểm mặt không ít những tên tuổi lớn như: Ngân hàng SacomBank, VietcomBank, ACB; Tập đoàn Vinaconex, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom... Những thương hiệu này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhìn ở góc độ tổng quan, thị trường vẫn còn vắng bóng đại diện của một số ngành, trong đó có những ngành có thể tạo ra “sức bật” cho thị trường như: viễn thông, dầu khí, xăng dầu… Cụ thể, ở ngành viễn thông, chưa có đại diện những DN lớn tham gia. Sự chậm trễ trong việc cổ phần hóa những DN lớn như: Mobifone, Vinafone… dường như đã làm cho nhiều nhà đầu tư mất kiên nhẫn. Đối với ngành khai thác khoáng sản, dầu khí, giới đầu tư đang trông chờ vào cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Thế nhưng, việc cổ phần hóa các tập đoàn không thể diễn ra trong một thời gian ngắn. Do đó, trong tương lai trung hạn, thị trường chứng khoán khó có thể mong đợi TKV, PVN sẽ đóng vai trò là một DN niêm yết nòng cốt.

Ngoài việc thiếu vắng một số DN lớn của một số ngành kinh tế chủ chốt, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến những mặt hạn chế về cổ phiếu niêm yết tại 2 sàn giao dịch. Đó là hiện tượng một bộ phận DN niêm yết không có nhiều tiến bộ trong quản trị DN, kể cả trong một số trường hợp gặp may mắn huy động được vốn cổ phần nhưng hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí thua lỗ liên tục. Điều này chẳng những gây rủi ro trong đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư. Bên cạnh đó, đã xảy ra tình trạng nhiều loại cổ phiếu nhỏ, kinh doanh thua lỗ hoặc không hiệu quả bị làm giá, dẫn tới giá quá ảo. Thậm chí, cổ phiếu của một vài DN đang trong tình trạng thua lỗ, giải thể, phá sản nhưng vẫn bị làm giá và tất nhiên gây thiệt hại cho nhà đầu tư không có kinh nghiệm.

Để thị trường ngày càng hấp dẫn

Quan điểm của VAFI cho rằng, để cho thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn, đồng thời tạo sân chơi an toàn cho những nhà đầu tư, phải nâng cấp tiêu chuẩn hàng hóa niêm yết tại các sàn giao dịch, nhằm loại bỏ những loại hàng hóa kém chất lượng hay nói chính xác hơn là nâng cao chất lượng hàng hóa. Ví như: đẩy nhanh việc bán bớt cổ phần Nhà nước tại nhiều DN niêm yết bằng các hình thức: bán dần theo lộ trình, bán toàn bộ cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập với những DN mạnh… Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, Nhà nước cần có chính sách không cho phép thành lập các DN mới đồng thời nâng tiêu chuẩn vốn điều lệ tại các tổ chức tài chính trên để tập trung nguồn lực, giảm thiểu tình trạng cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh.

Đối với sàn HASTC và HOSE, việc nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết bằng nhiều giải pháp nhằm tạo sự hấp dẫn cho thị trường, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân, đồng thời tạo nhiều điều kiện cho các DN kinh doanh hiệu quả dễ dàng thu hút vốn là một chiến lược mới cần thực hiện ngay. Theo đó, VAFI đề xuất: Tại sàn HOSE, DN phải hội đủ vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (mức bình quân của 3 năm trước khi niêm yết) phải ở mức khoảng từ 20% hoặc 25% trở lên; kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục thì phải bị hủy niêm yết, kể cả trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn lớn hơn 120 tỷ đồng. Đối với sàn HASTC, DN phải hội đủ vốn điều lệ trên 40 tỷ đồng (hoặc 50 tỷ đồng) trở lên; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ ( mức bình quân của 3 năm trước khi niêm yết) phải ở mức khoảng từ 10% trở lên; mức bình quân của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (vốn điều lệ lấy tại thời điểm niêm yết) của 5 năm niêm yết liên tục phải trên 10%.

VAFI hy vọng rằng những giải pháp trên sẽ được Ban soạn thảo xem xét để đưa vào dự Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Chứng khoán. Việc xây dựng Dự Luật nên theo hướng mở, tức là trong từng thời kỳ cho phép Chính phủ được điều chỉnh các tiêu chuẩn niêm yết.

Nhật Quang

Công Thương

Các tin tức khác

>   TTCK: Chuẩn bị chu kỳ mới (27/05/2010)

>   Thế nào là công ty đại chúng? (27/05/2010)

>   SJS mua lại 60% vốn tại Thăng Long - I.T.C (27/05/2010)

>   APS được cung cấp dịch giao dịch CK trực tuyến (27/05/2010)

>   Chuyển tiền tiết kiệm sang chứng khoán (27/05/2010)

>   Môi giới chứng khoán không cần chứng chỉ hành nghề? (27/05/2010)

>   Cấm… thì hoạt động "bí mật"! (27/05/2010)

>   L10 đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng tổ hợp văn phòng cho thuê (27/05/2010)

>   Thị trường ngày 27/05 và góc nhìn từ CTCK (27/05/2010)

>   Vinamilk tăng giá mua sữa (27/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật