Thứ Tư, 19/05/2010 11:38

TTCK: Thang bộ đi lên và thang máy đi xuống

Việc theo đuổi các cổ phiếu làm giá đã làm cho không ít NĐT chịu tổn thất khá lớn khi thị trường đi vào xu hướng giảm với thanh khoản thấp. Khá nhiều NĐT đã tự trách mình đã không kỷ luật và không cảnh giác khi rơi vào cảnh “ngồi trên đỉnh”, tuy nhiên một điều khách quan mà ít nhà đầu tư nhận ra là thị trường đang cho thấy, đây là thời điểm mà càng giao dịch nhiều các NĐT lướt sóng sẽ càng gặp rủi ro cao so với lợi nhuận đạt được.

Ngoài chi phí phải trả do chi phí giao dịch tăng cao, thông thường hiện nay một NĐT thực hiện một lệnh mua - bán phải trả 0,5% - ước tính với mức phí 0,2% một lần giao dịch và thuế 0,1%. Như vậy càng giao dịch nhiều mà không thu được lợi nhuận thì con số phí giao dịch cũng rất lớn. Một số NĐT thậm chí đã không dám tính tổng chi phí giao dịch của mình.

Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh chính là đặc điểm của thị trường hiện tại. Chúng tôi gọi đó là “thị trường thang bộ đi lên mà thang máy đi xuống”. Tức là, trong quá trình tăng giá thị trường tăng chậm chạp và số lượng cổ phiếu tăng chiếm tỷ lệ rất thấp so với toàn thị trường. Trong khi đó, thị trường sụt giảm thì rất mạnh và kéo theo hầu như toàn bộ cổ phiếu trên thị trường giảm giá.Nhìn lại diễn biến thị trường thời gian qua cho thấy, sau nhiều lần nỗ lực vượt sóng nhưng đều thất bại, mãi đến phiên giao dịch ngày 15/4 VN-Index mới bứt phá qua ngưỡng kháng cự mạnh 520 điểm. Sau đó, tới ngày 28/4, VN-Index tăng lên 539,2 điểm, ngày 5/5 ở mức 548,01 điểm và đạt đỉnh 549,51 điểm vào 6/5. Nếu tính khoảng thời gian từ 15/4 đến 5/5, sự tăng điểm đối với chỉ số thị trường VN-Index diễn ra khá chậm chạp và thời gian kéo dài. Trong khi đó, từ đỉnh cao nhất ngày 6/5 tới ngày 14/5 (khoảng một nửa thời gian tăng điểm trên), VN-Index đã giảm 30,7 điểm tương ứng giảm 5,5% - đây là mức giảm khá mạnh trong một thời gian ngắn.

Biều đồ phân tích kỹ thuật từ đầu năm tới nay

Thực tế, rất nhiều NĐT không chú ý tới điều này. Bởi, khi giao dịch với thị trường như vậy, giả định NĐT có 10 cổ phiếu trong tài khoản thì số lượng cổ phiếu tăng giá chỉ chiếm khoảng 50 - 60%, trong đó số lượng cổ phiếu cho lợi nhuận cao chỉ chiếm khoảng 20%. Tức là, với thị trường tăng giá NĐT nếu không sử dụng đòn bẩy và đầu tư vốn không tập trung thì đạt mức độ lợi nhuận khoảng 15 - 20% trên vốn là rất thành công. Trong khi đó, nếu thị trường giảm giá, hầu hết số lượng cổ phiếu đều sụt giảm và mức độ sụt giảm là mạnh khi đó NĐT có thể mất đứt 10-20% vốn chỉ trong vài ngày giao dịch nếu không thoát kịp trước khi thị trường suy giảm.

Như vậy, với thị trường Việt Nam, ở giai đoạn hiện tại các NĐT lướt sóng đầu tư chứng khoán không khác gì câu thành ngữ “kiếm củi 3 năm thiêu một giờ”. Với thị trường chứng khoán hiện tại thì bất kỳ NĐT nào cũng có thể gặp phải rủi ro hệ thống lớn, đột ngột và có thể bị chuyển lãi thành lỗ bất kỳ lúc nào. Còn đối với các NĐT mà không có phương pháp đầu tư riêng mà chịu sự chi phối hoàn toàn của thị trường và đầu tư theo trường phái “cảm xúc” thì sự thua lỗ còn lớn hơn nhiều. Một số NĐT còn bị “nặng” hơn nữa khi sử dụng đòn bẩy quá cao và không hợp lý, đặc biệt là sử dụng đòn bẩy nhiều nhất khi giá tăng cao và lên tới gần đỉnh.

Tâm lý chung của các nhà đầu tư sẽ là dè dặt thận trọng trước các quyết định đầu tư của mình trong thời gian tới vì đã có khá nhiều bài học trong thời gian vừa qua, tuy nhiên NĐT nên nhìn nhận theo hai khía cạnh khách quan và chủ quan chứ không nên chỉ trách bản thân không tuân thủ nguyên tắc hay không kiềm chế nổi cảm xúc nên mới dẫn tới thua lỗ. Nếu loại bỏ yếu tố chủ quan NĐT ngắn hạn muốn thành công khi tiếp tục giao dịch sắp tới thì hoặc là phải tìm được giải pháp khắc phục được kiểu giao dịch hiện tại của thị trường, tức là phải tìm kiếm được lợi nhuận nhiều khi thị trường tăng và phải thoát được trước khi thị trường sụt giảm, hoặc là đứng ngoài thị trường và chờ cho giai đoạn thị trường “đi lên bằng thang bộ và đi xuống bằng thang máy” kết thúc.

Nguyễn Khắc Duẩn - Giám đốc Công ty tư vấn và đầu tư tài chính S&D

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Rủi ro "ôm" cổ phiếu mới chào sàn (19/05/2010)

>   Chứng khoán: “nội” bán, “ngoại” mua (19/05/2010)

>   "Sóng" cuối mùa đại hội cổ đông  (19/05/2010)

>   Sàn giao dịch chứng khoán ảo SCUE 2010 (18/05/2010)

>   TTC: Thời gian họp ĐHĐCĐ thường niên 2010 lần thứ hai (18/05/2010)

>   Chọn lọc, thẩm định thông tin (18/05/2010)

>   Sự kiện SSI “dự báo” chính sách tiền tệ: Cần chế tài công bố thông tin (18/05/2010)

>   Bóng ma giải chấp (18/05/2010)

>   Hấp dẫn cổ phiếu sắp lên sàn   (18/05/2010)

>   Càng tiến gần vị thế kiểm soát, càng ít độc lập (18/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật