Chủ Nhật, 02/05/2010 14:02

Thắc mắc về giá

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 chỉ tăng 0,14% so với tháng 3. Tính từ đầu năm đến nay CPI đã tăng 4,27% (so với tháng 12-2009) và tăng 9,23% so với cùng kỳ năm 2009.

CPI tháng 4 tăng ở 9/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, với mức tăng từ 0,12-2,51%. Tăng cao nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 2,51%, tiếp đến là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình với mức tăng 0,45%, đồ uống thuốc lá là 0,37%, may mặc giày dép là 0,35%...

Sở dĩ tốc độ tăng CPI tháng 4 giảm, theo Tổng cục Thống kê, là nhờ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm tỷ trọng gần 40% trong rổ hàng hóa tính CPI) đã bất ngờ giảm sau gần một năm liên tục tăng. Giá lương thực tại các tỉnh phía Nam đã giảm nhờ có vụ đông xuân bội thu. Trong khi đó, giá thực phẩm giảm rõ rệt do cung cầu đã cân bằng trở lại sau các tháng Tết.

Cũng theo cơ quan này, trong tháng 4, mặc dù giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng rất cao nhưng do chỉ chiếm 10% trong cơ cấu tính CPI nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Tổng cục Thống kê dự báo, với diễn biến hiện nay, CPI tháng 5 dự kiến chỉ tăng 0,3-0,4%.

Tuy nhiên nhìn lại những con số nói trên vẫn còn một số băn khoăn chưa giải thích được. Vì sao quyền số để tính CPI của nhóm “nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng” lại thấp, chỉ 10%, nên ảnh hưởng không bao nhiêu đến CPI. Điều này liệu có phản ánh đúng thực tế hay không khi mà giá xi măng, sắt thép... thời gian qua tăng mạnh như vậy.

Phải chăng điện, than, xi măng, sắt thép không tính vào CPI hay chỉ tính với quyền số thấp nên mới dẫn đến những con số nói trên. Rõ ràng CPI vừa qua chưa phản ánh được tình hình tăng giá vật liệu xây dựng.

Về giá lương thực, thực phẩm, theo thống kê giảm lần lượt là 0,63% và 1,91%, tỏ ra không mấy thuyết phục với những người thường xuyên đi chợ như chúng tôi. Thực ra, giá gạo có giảm từ sau Tết (cụ thể gạo tám thơm giảm từ 13.000 đồng/ki lô gam xuống còn 11.000 đồng/ki lô gam) nhưng từ đó đến nay giá gạo khá ổn định, không còn giảm nữa (có lẽ do trúng mùa và thực hiện bình ổn giá của Chính phủ). Còn giá thực phẩm thì hầu như không giảm bao nhiêu. Vậy không biết thời điểm lấy giá để tính CPI có rơi vào những ngày giá thị trường đột nhiên xuống hay không?

Hoàng Nguyễn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Hướng đến trung tâm tài chính quốc tế (01/05/2010)

>   Ngắn hạn và dài hạn (30/04/2010)

>   Tần suất kiểm toán với các tập đoàn, Tổng công ty sẽ ngắn lại (28/04/2010)

>   Kiểm toán cũng lỗ, sai sót khó đền (28/04/2010)

>   Thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu vẫn đi... một chân (26/04/2010)

>   Linh hoạt trong chính sách tiền tệ: Bài toán hóc búa  (25/04/2010)

>   "Sóng ngầm" đe dọa chất lượng (18/04/2010)

>   Nâng cao vị thế kiểm toán (14/04/2010)

>   Cấp phép cho Công ty tài chính 100% vốn của Nhật (13/04/2010)

>   Dự Luật Kiểm toán độc lập: Có làm khó doanh nghiệp? (11/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật