Thứ Sáu, 07/05/2010 15:57

Tác động của tỷ giá tới lạm phát

Mối quan hệ giữa Tỷ giá và lạm phát, tác động của tỷ giá tới lạm phát, tăng tỷ giá có cứu được lạm phát… là những vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu.

Một số chuyên gia tiền tệ đồng ý với quan điểm cũ của các học giả phương Tây về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.

Tuy nhiên, lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát nói trên đến nay không còn phù hợp với thực tế, việc tăng tỷ giá không những không giảm được lạm phát, ngược lại, khi tăng tỷ giá lên một mức nhất định có thể gây ra khủng hoảng tiền tệ. Việc tăng tỷ giá quá mức cũng có thể làm cho nền kinh tế bị rối loạn, lạm phát sẽ chuyển thành giảm phát. Bởi vậy, việc sử dụng chính sách tỷ giá để ổn định tiền tệ hoặc hạn chế lạm phát cần thận trọng.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm của 2 nước Mêhicô và Nhật bản cho thấy: Hơn 10 năm trước đây, hai nước đã thực hiện chính sách tăng tỷ giá để kiềm chế lạm phát, song kết quả mang lại không như mong muốn.

Mêhicô:

Đầu những năm 90, chính phủ rất coi trọng chính sách kiềm chế lạm phát, khi xây dựng các các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát luôn được để ở mức thấp. Tuy nhiên, trong khi thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính phủ không chú ý hạn chế việc tăng lương. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tăng lương mạnh, làm cho lạm phát cao lên trên mức dự báo.

Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách tỷ giá để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính phủ đã cho đồng Peso tăng giá tới 40%. Trong khi tăng tỷ giá đồng peso, khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa giảm xút, cán cân thanh toán xấu đi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Năm 1993 kinh tế Mêhicô bắt đầu đình trệ, dòng vốn tư bản từ nước ngoài liên tục tháo chạy.

Đến tháng 12 năm 1994, Mêhicô buộc phải công bố đồng Peso phá giá 15,3%. Tuy nhiên do việc điều chỉnh tỷ giá quá chậm, biên độ phá giá không lớn, cho nên tác dụng của việc phá giá rất hạn chế, dòng vốn nước ngoài tháo chạy ồ ạt. Trong những ngày cuối năm 1994, đồng Peso phá giá thêm 40%. Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng vọt, năm 1994 chỉ số CPI là 7%, đến năm 1995 tăng lên 35%. Từ năm 1994 đến năm 1996, tính theo số lũy kế, về mặt danh nghĩa đồng Peso mất giá tới 150%. Cuối cùng điều tồi tệ nhất đã tới, Mêhicô rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Nhật Bản:

Từ thập kỷ 90 đến nay, Nhật bản là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, dự trữ ngoại hối hùng hậu, cán cân thương mại luôn thặng dư. Tuy nhiên, sau khi ký kết đồng thuận với Mỹ, đồng Yên nhật buộc phải điều chỉnh lên giá tới 10%. Chỉ trong vòng 5 năm, Nhật bản bị rơi vào tình trạng giảm phát. Tình trạng giảm phát kéo dài, làm cho nền kinh tế sa lầy, chính sách tiền tệ, tỷ giá mất tác dụng. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế quốc tế, Nhật bản càng gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 GDP của Nhật bản giảm tới trên 5%, chính phủ đã phải sử dụng gói kích thích kinh tế trị giá tới trên 275 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng, song kết quả mang lại rất hạn chế, tình trạng giảm phát không được cải thiện.

Mới đây, Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật bản phát biểu trong bài tham luận tại New York cho biết: Nền kinh tế Nhật bản đã lâm vào tình trạng trì trệ trong suốt thập kỷ 90, nhưng vẫn không rơi vào tình trạng tệ hại như hiện nay, cuộc khủng hoảng của Nhật bản xảy ra trong bối cảnh giảm phát, nói chính xác là giảm phát tài sản, giá bất động sản tại các thành phố lớn đã giảm xuống tới mức -70%, -80%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuông mức -3%. Chính phủ Nhật bản đã bơm một nguồn vốn lớn nhưng nó không đủ để hạn chế cái vòng luẩn quẩn giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính.

Từ bài học sử dụng chính sách tăng tỷ giá để chống lạm phát của hai nước cho thấy lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát nói trên vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, các chuyên gia tài chính, tiền tệ còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên kinh nghiệm của hai nước là rất quý báu đối với việc lựa chọn và sử dụng chính sách tỷ giá thế nào cho phù hợp khi có lạm phát cao. Mặt khác, kinh nghiệm trên cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ Nhân – Quả giữa tỷ giá và lạm phát. Tỷ giá bị mất giá là kết quả của việc lạm phát gia tăng, Tỷ giá tăng là kết quả của việc kéo lạm phát xuống thấp. Tỷ giá bị mất giá hay lên giá không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát cao hay thấp. Do đó sử dụng biện pháp tăng tỷ giá để chống lạm phát không phải là liều thuốc hay, nếu uống nhầm thuốc, có khi bệnh còn bị nặng hơn.

Lâu nay mỗi khi lạm phát bùng lên, điều mà mọi người quan tâm và lo lắng nhất đó là: lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và vấn đề phúc lợi xã hội. Trong quá trình thực hiện các giải pháp chống lạm phát, nếu các giải pháp đó làm giảm sức cạnh tranh và phúc lợi, thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của xã hội.

Phí Đăng Minh

SBV

Các tin tức khác

>   LHQ kêu gọi châu Á phục hồi kinh tế hợp lý hơn (06/05/2010)

>   Thế giới cần định hình con đường phát triển mới (06/05/2010)

>   Kinh tế châu Á đang ở vạch xuất phát tăng lãi suất (06/05/2010)

>   Diễn đàn kinh tế châu Phi chú trọng tăng trưởng (06/05/2010)

>   Bi kịch nợ công ở Hy Lạp, vì đâu nên nỗi? (06/05/2010)

>   “Bất ổn chính trị ảnh hưởng đến tăng trưởng KT Thái Lan” (06/05/2010)

>   Thêm tín hiệu chứng tỏ kinh tế Anh hồi phục vững (05/05/2010)

>   IMF: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe phục hồi nhanh (05/05/2010)

>   Cứu Hy Lạp có thể cứu cả châu Âu (05/05/2010)

>   Kỳ 2: Không có mô hình phát triển bền vững cho tất cả (05/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật