Kiểm toán trong các DNNVV: Kiểm toán nhỏ, lợi ích lớn
Một sự thật không thể chối cãi là các Cty nhỏ hoạt động với rất nhiều động lực khác nhau - nhiều Cty chỉ do một người quản lý và nhiều Cty khác thì do một nhóm cổ đông quản lý. Vì vậy khi nói đến giá trị kiểm toán, phải thừa nhận rằng những cân nhắc về chi phí - lợi ích có thể có đôi chút khác biệt và việc đưa ra quyết định về việc liệu Cty có được hưởng lợi từ việc được kiểm toán toàn diện hay không cần được xem xét cụ thể cho từng Cty.
Khối DNNVV là bộ phận chiếm số đông trong số DN kinh doanh trên toàn thế giới, có tầm quan trọng ngang với khối các Cty niêm yết. Nên nhớ rằng, cho dù một Cty nhỏ chỉ có một số ít cổ đông thì Cty đó vẫn cần lập và công bố các báo cáo thường niên theo luật định và sẽ vẫn cần thường xuyên đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng hữu quan như các ngân hàng, các nhà đầu tư vốn và cơ quan thuế về tính minh bạch về tình trạng tài chính của Cty. Bất kỳ bên độc lập nào có lợi ích thực sự trong việc đánh giá năng lực của một Cty nhỏ sẽ luôn muốn được có một sự bảo đảm độc lập về các số liệu được cung cấp nội bộ bởi ban lãnh đạo Cty. Họ mong chờ thu được lợi ích từ việc Cty hoạt động liên tục và việc dự báo và quản lý dòng tiền của Cty như bất kỳ đối tượng hữu quan nào khác.
Do nhu cầu không ngừng của các đối tượng hữu quan về sự bảo đảm độc lập về tình hình tài chính của Cty, rõ ràng kiểm toán vẫn có một vai trò quan trọng đối với khối DNNVV. Trên thực tế, các công việc kiểm toán “nhỏ” có thể mang lại lợi ích cho DN theo cách khác với lợi ích nó mang lại cho các Cty lớn. Báo cáo kiểm toán cho ban lãnh đạo của một Cty nhỏ thường đưa ra các ý kiến tư vấn về quản lý và ý kiến tư vấn tài chính thực tiễn cho những người chủ sở hữu, những người không có các kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực này...
Có một số bằng chứng cho thấy kiểm toán Cty nhỏ hiệu quả hơn trong việc phát hiện gian lận. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2005 cho thấy các Cty hoạt động hoàn toàn không theo quy định trong khung pháp lý có vẻ như dễ bị vỡ nợ hơn so với các Cty phải tuân thủ theo nguyên tắc của kiểm toán độc lập và các thủ tục của cơ quan quản lý khác. Và ý kiến nhận xét của tôi về giá trị của kiểm toán trong việc hỗ trợ DN tiếp cận với nguồn tài chính là như nhau giữa khối DNNVV và khối các DN lớn hơn. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc nghề kiểm toán cần lưu tâm đến các mối quan ngại của các chính phủ, các cơ quan quản lý trên toàn thế giới và khối DN về việc liệu nghề kiểm toán có cần bắt kịp sự phát triển của các ngành khác hay không.
Cuối cùng, kiểm toán là một dạng dịch vụ, mặc dù nó tuân thủ theo nền tảng luật định, và cũng như bất kỳ loại dịch vụ nào khác mục đích của nó là phải gia tăng giá trị cho người mua dịch vụ. Lợi ích trực tiếp của kiểm toán là đưa ra một sự đảm bảo chuyên môn khách quan cho các thành viên của DN rằng các bên phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệm về các hoạt động của họ một cách minh bạch và phù hợp với các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chuyên môn. Lợi ích gián tiếp là công việc của kiểm toán viên sẽ cung ứng một cơ sở vững chắc cho các đối tượng hữu quan của Cty để đi đến các kết luận và đưa ra quyết định của chính họ về khả năng tồn tại và triển vọng tương lai của Cty.
Chúng ta cần đảm bảo rằng chức năng kiểm toán tiếp tục đem lại cả hai lợi ích trên. Cụ thể, chúng ta cần đảm bảo rằng quy trình báo cáo tài chính và công việc kiểm toán cung ứng cho các đối tượng hữu quan những thông tin và mức độ đảm bảo mà họ cho là phù hợp và hữu ích cho mục đích riêng của họ. Chúng ta cần xác định rõ kiểm toán tăng giá trị ở điểm nào, ví dụ trong trường hợp bắt đầu tiếp cận nguồn tài chính cho DN, và sau đó tập trung vào phương thức chúng ta có thể đảm bảo rằng kiểm toán có thể tối ưu hoá giá trị này trong tương lai.
Brendan Murtagh - Chủ tịch Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA)
diễn đàn doanh nghiệp
|