Thứ Bảy, 22/05/2010 14:18

EU đề xuất biện pháp tăng cường ổn định kinh tế

Tăng cường trừng phạt, trong đó có biện pháp phạt tài chính, đối với các nước khu vực đồng euro không tuân thủ các quy định về hạn chế nợ quốc gia và giảm mức thâm hụt ngân sách được quy định trong Hiệp ước về ổn định của châu Âu.

Đó là một trong những đề xuất được thông qua tại phiên họp đầu tiên, tổ chức hôm 21/5 của "Nhóm làm việc đặc biệt của các bộ trưởng Tài chính và các chuyên gia kinh tế của Liên minh châu Âu (EU)," tại Brussels, Bỉ.

Đây được coi là một biện pháp nhằm bảo vệ đồng euro và ngăn ngừa sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tại cuộc họp này, Nhóm làm việc còn thảo luận và đề xuất một số biện pháp nhằm thay đổi cách thức quản lý tài chính công và cách thức phối hợp các chính sách kinh tế giữa các nước khu vực đồng tiền chung trong bối cảnh các nhà đầu tư đang giảm lòng tin đối với đồng euro làm cho đồng tiền này bị mất giá tới 6% trong tháng Năm này.

"Nhóm làm việc đặc biệt của các bộ trưởng Tài chính và các chuyên gia kinh tế của EU," được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh của EU hồi tháng Ba vừa qua. Phiên họp đầu tiên này của Nhóm do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy triệu tập.

Phát biểu tại Brussels, ông Rompuy cho biết, phiên họp đã đưa ra một số biện pháp cụ thể phải làm nhằm tăng cường quản lý kinh tế trong EU, trong đó có đề xuất phải tìm cách giảm chênh lệch về sức cạnh tranh giữa các nước thành viên và xây dựng một cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả để có thể xử lý kịp thời những trường hợp khủng hoảng như trường hợp đang xảy ra trong khu vực hiện nay.

Ông Rompuy cho biết Nhóm sẽ tiến hành ít nhất hai phiên họp nữa trước khi đệ trình báo cáo chính thức về các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu cải tiến việc xử lý khủng hoảng và quản lý ngân sách hiệu quả hơn tại hội nghị thượng đỉnh của EU vào tháng 10 tới./.

VIETNAM+

Các tin tức khác

>   Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần từ ngày 24/5 - 29/5 (22/05/2010)

>   Trung Quốc: Kinh tế quá nóng (22/05/2010)

>   Malaysia vào tốp 10 nền kinh tế cạnh tranh nhất (21/05/2010)

>   Nhật Bản lúng túng trong giảm phát (21/05/2010)

>   Kinh tế Hoa Kỳ: Thời gian để tái cân bằng (21/05/2010)

>   Đức: GDP quý I tăng 0.2%, niềm tin doanh nghiệp giảm (21/05/2010)

>   "Nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nguy cơ giảm phát" (20/05/2010)

>   Kinh tế Singapore tăng trưởng vượt bậc 38.6% (20/05/2010)

>   Nhật Bản: GDP quý I tăng 4.9% khi đà phục hồi lan rộng (20/05/2010)

>   Cẩn trọng với những dòng vốn không ổn định (19/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật