Trung Quốc và nỗi ám ảnh mang tên GDP
GDP đã trở thành một lời chú ma quỉ đối với dân chúng Trung Quốc. Cho dù giới truyền thông nước ngoài tâng bốc, các thương nhân đầu tư và chính khách nước ngoài ca tụng nó như thế nào, đó là chuyện của họ. Tự ta phải nên biết rằng GDP thực tế và GDP danh nghĩa của chúng ta hiện nay có khoảng cách rất lớn, nói vượt qua Nhật lúc này là sớm.
Thượng Hải, trung tâm tài chính bậc nhất của Trung Quốc |
Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của một học giả Trung Quốc về nỗi ám ảnh GDP với Trung Quốc được đăng tải trên mạng chính thức, mạng Hoàn Cầu của nước này.
Ngày 16 tháng 2, Nhật Bản công bố số liệu về GDP. Năm 2009, GDP danh nghĩa của Nhật là 5084,9 tỷ USD hơi cao hơn con số 4909,0 tỷ USD của Trung Quốc chính thức công bố trước đó. Nhóm chuyên gia nói dóc năm 2009 GDP của Trung Quốc phải vượt Nhật Bản lại một lần nữa phải xấu hổ.
Ai cũng biết, trong ba năm liền thống kê GDP của Trung Quốc đều xuất hiện sai lầm nghiêm trọng, không chỉ thống kê của địa phương và trung ương xuất hiện khoảng cách lớn, mà thống kê của bản thân trung ương cũng xuất hiện vấn đề.
Năm 2007, thống kê trung ương và địa phương chênh lệch nhau 1240 tỷ NDT, đến năm 2008 số liệu sai lầm đã lên tới 1950 tỷ NDT và nửa đầu năm 2009 sai lầm của thống kê là 1400 tỷ NDT, chưa có số liệu cả năm nhưng dự tính sai số không dưới 3000 tỷ NDT.
Dùng những GDP không có chút uy tín đó để đuổi kịp và vượt Nhật Bản liệu có ý nghĩa gì không? Cho dù có vượt được Nhật thật, liệu có thể thuyết minh được gì? Thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới? Quá hoang đường!
Dân số Nhật Bản chỉ bằng một phần mười Trung Quốc, cho dù tổng lượng GDP hai nước bằng nhau thì GDP bình quân đầu người của mình (Trung Quốc) mới chỉ bằng một phần mười của người ta.
Thử lật một bản tin của Nhật, chẳng có ai vui mừng sung sướng vì GDP cả. Chỉ có Trung Quốc mới ngang nhiên coi GDP là một chỉ tiêu để các quan viên thăng quan tiến chức và do đó buộc phải ra sức làm giả GDP. Những số liệu này không chỉ hoang đường mà còn vô xỉ.
Càng xấu xa hơn nữa là có quan chức để hoàn thành chỉ tiêu đó, để được đề bạt, trọng dụng đã coi thường lợi ích của nhân dân, cưỡng bức họ rời khỏi nơi ở, chạy vạy khắp nơi, dùng phương thức cải tạo thành phố cũ, xây dựng bừa bãi nhằm nâng cao GDP.
Hơn nữa cần thấy cơ cấu GDP của Nhật Bản không hoàn toàn giống với Trung Quốc. GDP của Nhật do năm loại cấu tạo nên, đó là chi cho tiêu dùng cuối cùng của dân chúng, chi cho tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tổng mức hình thành tư bản cố định, xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó loại quan trọng nhất là chi cho tiêu dùng cuối cùng của dân chúng.
Từ năm 2002 đến nay, trong GDP của Nhật Bản chỉ có tổng mức hình thành tư sản cố định là giảm liên tục, còn bốn loại khác vẫn tăng trưởng, chỉ có nhiều hay ít mà thôi.
Nhiều năm nay chính phủ Nhật thà chịu từ bỏ tổng mức hình thành tư sản cố định chứ cương quyết không dựa vào lạm phát tiền tệ để duy trì một loại tăng trưởng hư ảo.
Khung kinh tế vĩ mô Trung Quốc đang suy sụp. Tiêu dùng và xuất khẩu đều đứng trước những điều chỉnh trọng đại, chỉ có đầu tư cho lạm phát tiền tệ là đang tăng trưởng thì có ích gì?
Cái có thể lôi kéo GDP nhất là tiêu dùng chứ không phải là đầu tư. Chỉ có tăng trưởng tiêu dùng mới có thể lôi kéo sản xuất tăng trưởng đó là một đạo lý đơn giản. Thế mà số liệu năm 2009 cho thấy, mức thu nhập của dân cư thành phố và nông thôn mới nhìn thấy cao hơn so với GDP, nhưng nếu tính tới nhân tố tiền tệ mất giá, thì sức mua thực tế đã giảm khoảng 27%. Bạn định lôi kéo tiêu dùng, dựa vào trợ cấp tài chính à? Hay dựa vào giá nhà đất cao?
Nếu xét từ cơ cấu và bố cục ngành sản xuất mà nói, kỹ thuật và khả năng sáng tạo của Nhật Bản cao hơn Trung Quốc nhiều. Mấy năm này nhân tài khoa học kỹ thuật của Trung Quốc bị nhà đất giá cao ép cho thoi thóp, vì thu nhập cả đời cũng không đủ mua một căn hộ... dẫn tới khả năng sáng tạo suy yếu.
Điều đáng nói là ngay ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc cũng muốn hoàn thành một GDP trị giá 1000 tỷ NDT. Thế là rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp quân sự cũng niêm yết trên thị trường chứng khoán, tìm mọi cách thu hút vốn... do đó nhiều cơ mật sản xuất quân sự đã bị lộ.
Người ta biết trên những máy bay trình diễn trong ngày quốc khánh, ngay một chiếc động cơ cũng không phải tự Trung Quốc làm ra.
Chúng ta muốn và cần vượt Nhật Bản nhưng phải là dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và phục hưng văn hóa chứ không phải là biến khoa học kỹ thuật thành vật phụ thuộc của kinh tế.
Chúng ta phải dựa vào năng lực của mình để phát triển các ngành sản xuất trụ cột của nền kinh tế quốc dân chứ không phải là cả nước tranh mua tranh bán, "thổi" giá nhà đất lên.
Chúng ta phải ra sức nâng cao sức tiêu dùng của cư dân thành phố, nông thôn chứ không phải là cướp đoạt tài sản của họ...
Thế nào gọi là cường thịnh? Những con số GDP quyết không thể hiện thị sự cường thịnh, chỉ có dân chúng trăm họ an cư lạc nghiệp mới là cường thịnh, chỉ có tương lai dân tộc phát triển huy hoàng sán lạn mới là cường thịnh chứ không phải là kiếm được tiền rồi đổi lấy một hộ chiếu tha hương nước người...
* Dương Quốc Anh (giới thiệu)
TUẦN VIỆT NAM
|