Thứ Sáu, 19/02/2010 14:11

Nhận diện TTCK Việt Nam trên bản đồ ASEAN

Việt Nam chuẩn bị đón mừng kỷ niệm 10 năm thành lập TTCK vào tháng 7 năm nay và tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại và tổng kết những thành tựu đã đạt được từ những ngày đầu tiên giao dịch. Khi mới được thành lập vào năm 2000, chỉ có 2 công ty được niêm yết và ngày nay, TTCK Việt Nam đang trên con đường sánh vai với những các nước trong khu vực, được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong khối ASEAN.

Phạm vi của thị trường

Tổng giá trị vốn hóa của 3 thị trường (HOSE, HNX, UPCoM) hiện ước tính vào khoảng 651.000 tỷ đồng (35,24 tỷ USD). So với những thị trường lớn nhất của thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhỏ: TTCK New York và TTCK Tokyo giao dịch ở mức giá trị vốn hóa 11.000 tỷ USD và 3,5 nghìn tỷ USD.

Nhưng xét trong bối cảnh hiện tại, những con số này cho thấy một viễn cảnh rất lạc quan cho thị trường vốn  Việt Nam. So sánh với những nước trong khối ASEAN, Việt Nam có thể tự hào là một trong sáu nước đã có TTCK, sánh vai với Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Phillippines và Singapore.

Thống kê giá trị vốn hóa của các nước trong khu vực

Chính sách cổ phần hóa DNNN của Chính phủ đã đạt được thành công trong việc khuyến khích các công ty niêm yết trên một trong ba sàn chứng khoán chính thức. Kết quả là sau gần 10 năm vận hành thị trường, tính đến cuối năm 2009, số lượng công ty niêm yết đã tăng lên con số 459, so với con số dưới 100 công ty vào năm 2006. Những chính sách này nên tiếp tục đươc áp dụng và tôi mong rằng, Việt Nam sẽ sớm đứng thứ 3 trong những nước có số lượng công ty niêm yết nhiều nhất, vượt qua cả Thái Lan. Tuy nhiên, tổng giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam vẫn thấp nhất so với những nước trong khu vực, điều này cũng chỉ ra rằng, Việt Nam vẫn còn có thể phát triển hơn nữa. Tổng giá trị vốn hóa và quy mô trung bình của những công ty niêm yết sẽ tăng đáng kể khi những tổng công ty nhà nước như Mobifone, Vinaphone, Vietnam Airlines... niêm yết trên sàn.

Đồ thị tổng lợi nhuận thị trường trên biên độ dao động trung bình

Nhìn vị trí của Việt Nam trong đồ thị thống kê giá trị vốn hóa của các nước trong khu vực, có thể thấy rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng.

Nhìn vị trí của Việt Nam trong đồ thị thống kê giá trị vốn hóa của các nước trong khu vực, có thể thấy rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng.

Tổng hợp về 6 TTCK trong khu vực ASEAN

Cập nhật ngày 31/12/2009

Số lượng công ty đã được NY

Kích cỡ trung bình của những công ty niêm yết (USD)

Giá trị vốn hóa (USD)

Khối lượng giao dịch trung bình/ngày trong năm 2009 (USD)

Tổng giá trị giao dịch năm 2009 của các CP niêm yết (USD)

Giá trị giao dịch/ Giá trị vốn hóa năm 2009

Số giờ giao dịch/ ngày (tiếng)

Indonesia

397

541.411.258

214.940.269.471

386.856.377

96.714.094.187

0,45

5,0

Malaysia

859

336.693.115

289.219.385.923

344.854.395

86.213.598.657

0,30

6,0

Philippines

253

341.302.073

86.349.424.556

83.395.643

20.848.910.749

0,24

4,7

Singapore

944

509.795.235

481.246.702.110

988.276.437

247.069.109.228

0,51

6,5

Thailand

475

372.539.099

176.956.072.007

508.564.127

127.141.031.792

0,72

4,5

Vietnam

459

73.719.755

33.837.367.685

128.388.000

32.097.000.000

0,95

2,5

Xét về lượng cầu, tôi tin rằng chúng ta chỉ đang ở bước khởi đầu. Số lượng tài khoản mới tăng gần 50% trong năm 2009 và đang đứng tại con số 730.000 tài khoản. Số tài khoản giao dịch gấp 7 lần so với năm 2006, nhưng con số này chỉ chiếm 0,9% tổng dân số của Việt Nam. Bất chấp sự tăng trưởng không đồng đều của số lượng tài khoản giao dịch với dân số Việt Nam vào những năm gần đây, chúng ta vẫn đang đi sau một số thị trường khác như Trung Quốc, Đài Loan. Trung Quốc hiện đang có 95 triệu tài khoản giao dịch, tương đương với 7% dân số của nước này đầu tư vào TTCK. Hiện tại, 10% dân số của Đài Loan đang sở hữu tài khoản giao dịch. Trên nền của một TTCK đang phát triển, tôi tin rằng Việt Nam có thể nhân đôi số lượng tài khoản giao dịch và đạt được con số 2% dân số trong vòng 5 năm tới.

Một khía cạnh khác của lượng cầu chính là tính thanh khoản. Mặc dù doanh thu trung bình/ngày đã tăng vọt lên 128 triệu USD năm 2009, nhưng TTCK Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với những nước trong khu vực. Kết quả là Việt Nam đang đứng thứ hai ở cuối bảng khối lượng cổ phiếu niêm yết được giao dịch trong năm 2009. Cũng cần đề cập thêm rằng, Việt Nam có số giờ giao dịch ngắn nhất so với các nước trong khu vực. Thái Lan là nước có số giờ giao dịch ngắn thứ hai và được hưởng nhiều lợi ích hơn khi thời gian giao dịch nhiều hơn Việt Nam hai tiếng. Nếu Việt Nam học tập mô hình của Thái Lan, tức là kéo dài thời gian giao dịch lên gấp đôi thì chắc chắn tính thanh khoản sẽ tăng.

Các chỉ số cơ bản của TTCK ASEAN (vào ngày 14/01/ 2010)

 

P/E 2010

P/B

P/CF

Indonesia

13,8x

2,8x

20,2x

Malaysia

16,1x

2,3x

20,4x

Philippines

13,1x

2,2x

10,2x

Singapore

15,1x

1,7x

16,0x

Thailand

10,8x

1,5x

9,2x

Vietnam

12,0x

1,8x

8,4x

Trung bình

13,8x

2,1x

15,2x

Chúng ta không thể phân tích diễn biến của TTCK trong 10 năm qua mà không xem xét đến một số quy tắc giao dịch, nhất là những quy tắc có ảnh hưởng đến phiên giao dịch, quy định cấm bán khống cũng như quy định về biên độ giao dịch.

Đề tài về T+3 (hay là T+n) đã được giới truyền thông đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, tôi nhìn thấy, còn rất nhiều nhầm lẫn về đề tài này. Vấn đề thực sự không phải là về thời gian xử lý thanh toán; thời gian để thanh toán giao dịch qua Trung  tâm Lưu ký. Ở các nước có TTCK thường vẫn cần từ 2 - 4 ngày cho giao dịch được thanh toán trong hệ thống. Nhưng ở nhiều nước và những thị trường trong khu vực ASEAN, nhà đầu tư được phép giao dịch cổ phiếu trước ngày thanh toán; trước khi giao dịch được thanh toán qua Trung tâm Lưu ký. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư có thể giao dịch trước khi tiền và/hay cổ phiếu nằm trong tài khoản của họ. Tôi tin là điều này sẽ mở ra cơ hội  cho nhà đầu tư và tăng tính thanh khoản một cách đáng kể.

Một sự khác biệt nữa là trong số những nước trong khu vực ASEAN có sàn chứng khoán, Việt Nam là nước duy nhất cấm bán khống. Điều này giới hạn những nhà đầu tư trong việc tìm cơ hội khi thị trường giảm điểm.  Điều này cũng tạo ra quan điểm thiên về mua và cuối cùng đã tạo ra sự dao động mạnh của giá cổ phiếu.. Ví dụ, khi chỉ số Index tăng, chỉ có những nhà đầu tư nào tin là chỉ số sẽ tăng sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường. Những nhà đầu tư nghĩ là thị trường đang được định giá quá cao sẽ không làm gì ngoài việc ngồi đợi sự đổi chiều. Không lâu nữa, thị trường sẽ được mua quá mức và sau đó nhu cầu bắt đầu mất dần. Người mua sẽ không còn nữa, làm tăng rủi ro thị trường sẽ rơi tự do cho đến khi nhà đầu tư dài hạn cảm thấy giá đã xuống đến mức hợp lý và sẽ tăng trở lại. Với việc bán khống, nếu áp dụng, sẽ giúp những nhà đầu tư luôn luôn sẵn sàng mua để kết thúc vị thế bán khống của họ. Với cách này, mức độ dao động của thị trường sẽ giảm đi.

Đồ thị tổng lợi nhuận thị trường trên biên độ dao động trung bình cho thấy rằng, VN-Index đã chịu mức dao động cao nhất (rủi ro) so với những nước trong khu vực, trong khi mức lợi nhuận trung bình đạt được lại thấp hơn. Cả việc cấm bán khống cũng như áp dụng biên độ giao dịch đều không thể kiểm soát được sự dao động quá lớn của giá cổ phiếu. Theo ý kiến của tôi, việc hạn chế mức thanh khoản và việc cấm bán khống ở Việt Nam là 2 yếu tố chính làm tăng sự biến động lớn trên thị trường.

Tăng trưởng GDP của các nước ASEAN(Nước có TTCK)

 

2009

Dự đoán 2010

Indonesia

4,0%

4,8%

Malaysia

-3,6%

2,5%

Philippines

1,0%

3,2%

Singapore

-3,3%

4,1%

Thailand

-3,5%

3,7%

Vietnam

5,3%

6,0%

Trung bình

0,0%

4,1%

Dựa trên những biện pháp định giá chủ yếu, tôi tin là thị trường Việt Nam vẫn còn khá rẻ so với các nước trong khối ASEAN. P/E năm 2010 của TTCK Việt Nam thấp thứ nhì trong khu vực, trong khi tỷ số Price-to-book và Price-to-Cash Flow vẫn còn ở dưới mức trung bình của khu vực.

Năm 2009, hầu hết các nước phát triển và mới nổi đã lâm vào khủng hoảng, trong khi Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ở 5,3%. Trong những nước ASEAN cùng khối có TTCK, Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất vào năm ngoái. Hơn nữa, khả năng tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2010 được IMF đưa ra vào mức 6,0%, sẽ là cao nhất so với các nước cùng khu vực. Cuối cùng, tôi mong rằng, những công ty niêm yết, đặc biệt là những công ty có khả năng quản trị tốt sẽ được hưởng lợi từ thực tế tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.

Trong vòng 10 năm qua, TTCK Việt Nam đã gia tăng vượt bậc số lượng  công ty niêm yết, tổng giá trị vốn hóa, tính thanh khoản và số lượng nhà đầu tư. Mặc dù vẫn có những bất cập cần phải giải quyết, tôi tin rằng trong vòng 10 năm nữa, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục trên đà phát triển tương đương với quy mô và giá trị của TTCK các nước ASEAN khác.           

Marc Djandji, CFA, Head of Equity Research, Mekong Securities

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Mua và nắm giữ (19/02/2010)

>   Kỳ vọng (19/02/2010)

>   Thị trường sẽ sôi động sau Tết (19/02/2010)

>   Năm mới, cổ phiếu bất động sản vẫn là “vua” (19/02/2010)

>   Thêm 2 cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát (19/02/2010)

>   4 DN sàn HNX thông báo họp ĐHĐCĐ 2010 (18/02/2010)

>   Năm 2010, sẽ phát triển TTCK theo hướng ổn định và minh bạch (18/02/2010)

>   Năm nay sẽ là năm của tăng trưởng (18/02/2010)

>   2010, năm của sự phục hồi bền vững và ổn định (18/02/2010)

>   Năm 2010, Vinasun sẽ nâng đội xe taxi thêm 1,000 chiếc (18/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật