Thứ Hai, 08/02/2010 09:13

Kinh tế Nhật Bản sau khủng hoảng

Trong tháng 12/2009, lần đầu tiên xuất khẩu của Nhật Bản tăng sau 15 tháng, phát tín hiệu là nền kinh tế thứ hai thế giới này đang phục hồi từ suy thoái. Các tập đoàn công nghiệp, từ tập đoàn Honda Motor đến Fuji Xerox, hưởng lợi từ gia tăng nhu cầu tại các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc với GDP tăng cao nhất kể từ năm 2007, sự bùng nổ kinh tế của thị trường lớn nhất này có thể bù đắp phần nào nhu cầu trong nước yếu ớt do giảm phát và suy giảm thu nhập.

Đóng góp nổi bật cho xuất khẩu là vận tải biển quốc tế với mức tăng 12,1% so cùng kỳ năm trước, một phần của kết quả này là do năm 2009 có lợi thế hơn so với năm trước: Tháng 12/2008, vận tải biển quốc tế giảm 35% do thương mại quốc tế đóng băng sau khi Ngân hàng Lehman Brothers bị sụp đổ hồi tháng 9/2008. Xuất khẩu tháng 12/2009 tăng 2,5% sau khi giảm 6,3% vào tháng 11/2009.

Nhu cầu tăng tại các nước châu Á đã thúc đẩy xuất khẩu, vận tải biển sang châu Á tăng 31,2% so năm trước, tốc độ cao nhất kể từ tháng 2/2000. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 42,8%, mức cao nhất trong 3 năm qua, chủ yếu nhờ nhu cầu xe hơi. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 7,6%, trong khi vận tải biển sang châu Âu tăng 1,4%, lần đầu tiên sau 17 tháng suy giảm.

Nhập khẩu tháng 12/2009 giảm 5,5%, mức suy giảm thấp nhất trong 14 tháng, thặng dư thương mại liên tiếp trong 11 tháng với tổng cộng 545,3 tỉ yên (6,1 tỉ USD).

Trong tháng 12, đồng yên dao động quanh mức 89,50 yên/USD, yếu hơn so với tỉ giá 84,83 yên/USD vào tháng 11 – mức cao nhất sau 14 tháng, nhưng vẫn cao hơn tỉ giá kỳ vọng 92,93 yên/USD cho năm tài chính 2008-2009.

Theo dự báo, xuất khẩu trong những tháng tới tiếp tục mở rộng nhờ châu Á và Trung Quốc, nhưng tăng chậm dần. Trong khi đó, nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước tăng không đáng kể, nhu cầu cá nhân giảm 6 tháng liên tiếp do lương giảm và giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng chủ chốt của nước này trong tháng 12/2009 giảm so với cùng kỳ năm 2008 và là tháng giảm thứ 10 liên tiếp. Tỉ lệ thất nghiệp tuy giảm, nhưng chưa thể lạc quan do vẫn chiếm trên 5%, nhiều người muốn đi làm nhưng không tìm được việc làm, tỉ lệ thất nghiệp tháng 11 và tháng 12/2009 lần lượt là 5,2% và 5,1%. Đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi sản xuất kinh doanh, phát tín hiệu là các doanh nghiệp tiếp tục phải miễn cưỡng tăng chi tiêu tài chính, ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Mặc dù, các doanh nghiệp từ NEC Corp. đến Canon Inc báo cáo thu nhập được cải thiện, nhưng giá cả hàng tiêu dùng giảm và đồng yên tăng giá đang xói mòn ý trí kinh doanh, nền kinh tế dường như bị mất động lượng do cắt giảm các gói hỗ trợ toàn cầu, buộc Chính phủ Nhật Bản quyết định tiếp tục duy trì lãi suất 0,1% và phải bổ sung các gói kích thích kinh tế. Tháng 12, Thủ tướng Yukio Hatoyama đã quyết định khoản chi kỷ lục 7.200 tỉ yên (80 tỉ USD) từ ngân sách để hỗ trợ kinh tế, đưa tổng nợ lớn hơn hai lần qui mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ công bắt nguồn từ các gói kích thích tài khóa chưa đủ để khởi động tăng trưởng và cho phép củng cố ngân sách, nợ công tiếp tục sẽ tăng cao trong thập kỷ tới, và cái giá phải trả ở đây là tăng trưởng tiềm năng thấp. Cho tới nay, Nhật Bản vẫn chưa phục hồi mức khủng hoảng tài chính đầu những năm 1990 và cũng do bong bóng nhà đất. Do nhu cầu trong nước yếu ớt, kinh tế 6 tháng đầu năm sẽ tăng chậm, lòng tin của người tiêu dùng suy giảm mạnh, kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy thoái và tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2010. Đồng yên tuy giảm nhưng vẫn đứng ở mức cao cho đến cuối năm 2010, kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Kinh tế trong nước chịu thương tổn từ 3 loại áp lực điều chỉnh:

− Áp lực giảm phát: Chênh lệch GDP trong ngắn hạn sẽ vào khoảng -6%, nhu cầu giảm mạnh nghĩa là cạnh tranh giá cả có thể mở rộng và xu hướng giảm giá tiêu dùng sẽ kéo dài, doanh số bán hàng tiếp tục giảm;

− Áp lực điều chỉnh đầu tư tài chính: Do năng lực sản xuất trước đây đã tăng quá mức, suy thoái đầu tư tài chính có vẻ kéo dài, nhất là trong khu vực chế tạo, văn phòng nội các Nhật Bản đề nghị điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch đầu tư tài chính trung hạn trong ngành công nghiệp chế tạo;

− Áp lực điều chỉnh chi phí nhân sự: Do hậu quả của gia tăng việc làm quá mức, cần giảm chi phí nhân sự. Theo đó, số lao động sẽ giảm tiếp 1,5 triệu trong năm 2010, các khoản tiền lương và tiền thưởng cũng có xu hướng tiếp tục giảm.

Về mặt chính sách, tác động của các biện pháp hỗ trợ hành chính trước đây sẽ giảm dần và từ đầu năm 2010 sẽ gây áp lực suy giảm kinh tế. Từ năm tài khóa 2010, các biện pháp của chính phủ mới sẽ hỗ trợ tăng đáng kể thu nhập cá nhân, góp phần tăng tiêu dùng tư nhân. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn cho những biện pháp này đòi hỏi phải cắt giảm chi tiêu công, nhưng cũng chỉ đóng góp giới hạn với 0,3% GDP trong năm tài khóa 2010 và 0,2% GDP trong năm tài khóa 2011.

Trong điều kiện nhu cầu trong nước còn trì trệ, kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong sáu tháng đầu năm 2010. Hệ quả là, tăng trưởng trong năm tài khóa 2010 được kỳ vọng là 0,1%, nghĩa là giảm 3 năm liên tiếp, sau đó mới bắt đầu tăng dần. Chỉ số giá tiêu dùng vẫn tiếp tục giảm trong 3 năm tiếp theo sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng: giảm 1,5% trong năm tài khoá 2009-2010, giảm 0,8% trong năm tài khóa 2010-2011 và giảm 0,4% trong năm tài khoá 2011-2012.

Văn Thanh

SBV

Các tin tức khác

>   Châu Âu trong "cơn bão" thâm hụt ngân sách (07/02/2010)

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuống 9.7% (05/02/2010)

>   ECB, BoE giữ nguyên lãi suất Tháng 2 (05/02/2010)

>   Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” Mỹ (04/02/2010)

>   Mỹ hướng chiến lược xuất khẩu tới khu vực châu Á (04/02/2010)

>   Châu Á: Áp lực lạm phát ngày càng gia tăng (04/02/2010)

>   Cảnh báo bong bóng (04/02/2010)

>   Hơn 100 tỷ USD cho phát triển kinh tế ở Kuwait (03/02/2010)

>   Kinh tế châu Á phục hồi trong nỗi lo lạm phát (03/02/2010)

>   2 năm tới FED sẽ nộp cho Bộ Tài chính Mỹ 156,3 tỷ USD (03/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật