Thứ Năm, 04/02/2010 15:52

Châu Á: Áp lực lạm phát ngày càng gia tăng

Châu Á đang chuyển từ lo ngại về suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sang lo ngại về lạm phát.

Ngày 2-2, tờ New York Times (Mỹ) có một bài viết tiêu đề: “Áp lực lạm phát ngày càng tăng tại châu Á”. Trước đó ngày 1-2, tờ Wall Street Journal (Mỹ) cũng có bài phân tích về cũng áp lực lạm phát ngày càng tăng tại châu Á, buộc các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

Tháng 9-2008, ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, châu Á bị cuốn vào lạm phát nông nghiệp mang tính toàn cầu và tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn.

Châu Á sau suy thoái kinh tế toàn cầu trở thành động cơ tăng trưởng mới của thế giới nên ngày càng nhiều người lo lắng lạm phát ở châu Á có thể trở thành hòn đá cản trở sự phục hồi kinh tế thế giới.

Vật giá tiếp tục tăng

Báo cáo của Văn phòng Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 1-2 cho biết trong tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc tăng 3,1%. Đây là lần đầu tiên trong 9 tháng qua, kể từ tháng 4-2009 (CPI tăng 3,6%), CPI của Hàn Quốc tăng vượt chuẩn 3% do ngân hàng Hàn Quốc quy định. Đồng thời, CPI tăng liên tục trong ba tháng, kể từ tháng 10-2009 đến nay.

Vật giá tại Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc cũng không ổn định. Theo tờ Bangkok Post (Thái Lan) ngày 2-2, CPI trong tháng 1 của Thái Lan tăng trên 4,1%, lập kỷ lục cao nhất 16 tháng vừa qua. CPI của Indonesia trong tháng 1 cũng tăng 3,72%, cao nhất trong 7 tháng qua.

CPI trong tháng 12-2009 của Ấn Độ tăng 7,3%, tăng mạnh so với tháng trước đó là 4,8%. Một số nhà phân tích ước tính trong tháng 1, CPI của Ấn Độ có thể tăng 9%. CPI của Trung Quốc từ tháng 2-2009 đến tháng 10-2009 có xu hướng giảm nhưng đã tăng 0,6% trong tháng 11-2009 và tiếp tục tăng 1,9% trong tháng 12-2009.

Giá dầu và nông sản tăng thúc đẩy lạm phát

Nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tại các nước châu Á tăng là do sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế châu Á phục hồi nhanh nhất thế giới khiến nhu cầu cũng tăng lên. Đặc biệt, nhu cầu dầu và các loại năng lượng khác ở châu Á vẫn cao trong khi giá dầu và giá thực phẩm thế giới đang tăng. Giá thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá cả hàng hóa tại các nước châu Á, do vậy so với các nước Tây Âu, các nước châu Á nhạy cảm với giá dầu và giá thực phẩm thế giới.

Giá dầu Dubai từ 44,1 đô la Mỹ/thùng trong tháng 1-2009 tăng lên 76,8 đô la Mỹ/thùng tháng 1-2010, tăng vọt theo sự phục hồi kinh tế. Giá đường và một số nông sản khác cũng tăng tương tự. Đầu tháng 2-2009, 1 pound (454 gam) đường có giá 13 cent, nhưng vào ngày 1-2 tăng gấp đôi đến 29,28 cent. Nguyên nhân khiến giá đường tăng là do các nước trồng mía chính như Brazil, Ấn Độ thu hoạch kém vào năm ngoái.

Theo Bloomberg, trong năm 2011, nhu cầu đường thế giới có thể đạt đến 24 triệu tấn trong khi nguồn cung có thể chỉ khoảng 20 triệu tấn.

Ngoài ra, giá gạo quốc tế cũng cho thấy xu hướng tăng. Giá gạo Thái Lan từ 525 đô la Mỹ/tấn vào năm ngoái tăng lên 580-590 đô la Mỹ/tấn trong thời gian gần đây. Nguyên nhân giá gạo tăng là do Ấn Độ giảm thu hoạch vì hạn hán.

Trong khi đó, Philippines và các nước nhập khẩu gạo khác lo lắng Ấn Độ nhập khẩu gạo với số lượng lớn sẽ khiến giá gạo tăng lên, vì vậy mà tích trữ gạo. Tờ New York Times cho biết trong tổng thể giá cả hàng hóa của các nước châu Á, giá lương thực chiếm tỷ trọng cao từ 30-35%, trong khi các nước Tây Âu chỉ từ 10-15%, nên dễ bị tác động của giá nông sản quốc tế.

Tại Hàn Quốc, giá dầu và giá thực phẩm là yếu tố chính dẫn đến vật giá tăng. Bộ Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc cho biết: “Giá dầu tăng lên khiến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1 của Hàn Quốc tăng 0,3%”.

Chu Minh (theo Chosun)

TBKTSG ONLINE

Các tin tức khác

>   Cảnh báo bong bóng (04/02/2010)

>   Hơn 100 tỷ USD cho phát triển kinh tế ở Kuwait (03/02/2010)

>   Kinh tế châu Á phục hồi trong nỗi lo lạm phát (03/02/2010)

>   2 năm tới FED sẽ nộp cho Bộ Tài chính Mỹ 156,3 tỷ USD (03/02/2010)

>   BOJ cảnh báo về sự tăng trưởng kinh tế "nóng" (02/02/2010)

>   NHTW Australia bất ngờ giữ nguyên lãi suất (02/02/2010)

>   Phục hồi kinh tế cần đi đôi với hòa bình, ổn định (02/02/2010)

>   Mỹ chưa đạt các mục tiêu chủ chốt trong gói cứu trợ kinh tế (02/02/2010)

>   Obama tăng 1.900 tỷ USD thuế đánh vào người giàu (02/02/2010)

>   5 hiểu lầm về kinh tế Ấn Độ (01/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật