Mỹ chưa đạt các mục tiêu chủ chốt trong gói cứu trợ kinh tế
Mới đây một cơ quan giám hộ chủ chốt của Mỹ cho biết, chương trình cứu trợ kinh tế của nước này đã không mấy đảm bảo rằng các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai không tái diễn.
Mặc dù cơ quan này cũng thừa nhận rằng một số lĩnh vực trong hệ thống tài chính đã ổn định hơn nhưng theo họ nhiều mục tiêu chủ chốt của kế hoạch cứu trợ “hoàn toàn chưa được đáp ứng”. Đáng kể nhất là các ngân hàng vẫn quá lớn và hoạt động cho vay vẫn chưa được gia tăng.
Chương trình cứu trợ tài sản xấu TARP trị giá 700 tỷ USD được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vào cuối năm 2008. Chương trình này đã được tin là đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hoàn toàn diện mạo của nền kinh tế Mỹ, đưa quốc gia này trở lại tăng trưởng trong nửa cuối năm trước sau một cuộc khủng hoảng dài và sâu sắc.
Những vấn đề cơ bản
Tuy nhiên, chương trình này đã không đạt được các mục tiêu chủ chốt và áp dụng phù hợp các giải pháp nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính có thể diễn ra trong tương lai.
Ông Nei Barofsky - Tổng thanh tra đặc biệt cho biết: “Cho tới thời điểm này thật khó đểnhận ra bất cứvấn đềcơbản nào trong hệthống tài chính đã được giải quyết đến đâu”. Theo ông, thậm chí nếu TARP đã cứu hệ thống tài chính thoát khỏi tình trạng khó khăn nhất trong năm 2008 nhưngkhông có “cuộc cải tổđầy ý nghĩa, chúng ta sẽ vẫn lái xe trên con đường núi mấp mô như vậy nhưng lần này sẽ lái với một chiếc xe tốc độnhanh hơn”.
Ông Barofsky cũng cho biết các ngân hàng vẫn “quá lớn để thất bại” trong khi các nhà đầu tư được thuyết phục hơn trước đó về việc Chính phủ nước này sẽ can thiệp vào cứu giúp họ trong một cuộc khủng hoảng khác. Do đó, các ngân hàng đã có chút động viên trong việc giảm bớt các hoạt động thương mại rủi ro. Báo cáo của ông cũng đã nêu bật thất bại của TARP trong việc tăng vốn cho các doanh nghiệp Mỹ và người tiêu dùng –một mục tiêu chủ chốt của chương trình. Hoạt động cho vay vẫn tiếp tục giảm.
Cải tổ trong ngành ngân hàng
Ông Barofsky cũng cho biết TARP đã không giúp cho việc đối phó với vấn đề nhà đất và giảm bớt tình trạng thất nghiệp. “Chương trình ngăn chặn tịch thu tài sản đểthếnợTarp chỉthay đổi một phần nhỏtrong thế chấp và thất nghiệp vẫn ở mức cao nhất từng có trong một thế hệ”. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức 10% mặc dù đã giảm nhẹ từ tháng 11 và 12.
Đầu tháng này tống thống Barack Obama đã đề suất một mức thuế đánh vào các ngân hàng lớn với nỗ lực giảm bớt lượng tiền của người đóng thuế được sử dụng thông qua chương trình TARP. Ông cũng đã phác thảo chương trình cải tổ có tầm ảnh hưởng sâu rộng cho lĩnh vực ngân hàng và những hạn chế về hoạt động thương mại rủi ro.
Bùi Huyền (Theo BBC)
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|