Thứ Tư, 20/01/2010 11:35

Trung Quốc với 123 nghìn tỷ USD? Không thể!

Trong một dự đoán gây xôn xao dư luận, Robert Fogel cho rằng sản lượng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 123 nghìn tỷ đô la vào năm 2040. Tuy nhiên, với lập luận rằng “Bắc Kinh đã giải quyết được những mục tiêu mà họ đặt ra”, Robert Fogel đã bỏ qua một số vấn đề đang đe doạ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, từ xuống cấp môi trường cho đến sự chậm trễ của việc cải cách chính trị và kinh tế.

Song thành công trong quá khứ không bảo đảm rằng tương lai cũng sẽ như vậy. Fogel đã đặt toàn bộ phân tích của mình trên giả thuyết rằng tỷ lệ phát triển trung bình hàng năm khoảng 10,8% trong hơn 30 năm của Trung Quốc sẽ tiếp tục. Do vậy, ông đã đánh giá quá cao khả năng của chính phủ Trung Quốc cũng như khả năng vượt qua những thách thức môi trường, kinh tế và chính trị của họ.

Những thách thức này sẽ nguy hiểm hơn là Fogel dự đoán. Trước hết, cuộc khủng hoảng tài chính đã cản trở quá trình tự do hoá nền kinh tế ở Trung Quốc và củng cố vai trò của nhà nước đối với thị trường. Cùng với thời gian, điều này sẽ tạo ra một mức độ yếu kém, gây cản trở phát triển trong tương lai. Những gói kích cầu đối phó của chính phủ, bắt đầu triển khai từ năm ngoái nhằm bù đắp hao hụt trên toàn cầu vì nhu cầu xuất khẩu Trung Quốc sẽ có thể gây tác dụng ngược. Việc thúc đẩy công nghiệp kết hợp với dòng chảy tín dụng dễ dàng, đang kiềm chế bộ phận tư nhân đồng thời khuyến khích sức sản xuất xuất khẩu quá tải ở khu vực nhà nước quản lý với những ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng. Tỷ giá hối đoái giữa đô la và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc duy trì ổn định từ giữa năm 2008 đang kích thích các công ty xuất khẩu sản xuất quá mức, và điều này sẽ khiến sự phát triển phải dựa vào thị trường người tiêu dùng ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản với mọi rủi ro của một quốc gia phụ thuộc.

Lãnh đạo nước này không còn mấy mặn mà với việc gỡ bỏ sự kiểm soát kinh tế của mình. Bắc Kinh sẽ không thể quên rằng chính sách kiểm soát của họ đã cho phép chính phủ huy động ngân khố nhanh chóng và nguồn tín dụng nhằm cứu nguy cho sự phát triển và ngăn chặn bất ổn xã hội trước cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong khi đó, nền kinh tế tự do Mỹ vẫn chồng chất các khoản nợ và tình trạng thất nghiệp. Thị trường tự do đã mất đi phần nào sự hào nhoáng của nó.

Sự kiểm soát này sẽ kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc bởi không có đổi mới và cũng không thu được thành quả từ đầu tư giáo dục. Sẽ vô cùng khó khăn cho Trung Quốc nếu họ muốn biến mình từ một xưởng sản xuất thành một nhà cải cách nếu không có sự đổi mới về kinh tế và chính trị nhằm kích thích tính sáng tạo và phát huy sức mạnh cá nhân. Rốt cuộc, những sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của Trung Quốc vẫn tìm kiếm việc làm ở nhà nước hoặc các công ty trực thuộc nhà nước, vì lương cao và việc làm ổn định. Điều này có lợi cho bộ máy quan liêu, nhưng không có lợi cho cải cách đổi mới.

Fogel cảnh báo rằng châu Âu đối mặt với nhiều thách thức về nhân khẩu học nghiêm trọng. Sự thực, như Fogel thừa nhận, Trung Quốc có dân số đang hoá già mà họ cần phải tính đến. Những con số thống kê Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sinh của nước này giảm từ 42% từ năm 1990 đến 2007, và các kế hoạch của chính phủ đề xuất rằng vào năm 2025, gần 1/4 dân số Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60. Không quá ngạc nhiên, Bắc Kinh đang xem xét cách thức nhằm củng cố mạng lưới an sinh xã hội thiếu hụt của họ. Nhưng tiến trình này lại kéo theo rủi ro chính sách và hệ thống trợ cấp lương hưu sẽ không ổn định.

Thế nhưng lý do quan trọng nhất khiến 1,4 tỷ người Trung Quốc không thể kiếm được 85.000 đô la mỗi năm/mỗi người là bởi vì trái đất không thể chịu được sự phát triển nhanh như vậy. Hiện nay, chỉ 4% dân số Trung Quốc có ô tô riêng nhưng hãy thử nhân con số này lên 20 lần và hình dung sức ép môi trường đó với Trung Quốc sẽ như thế nào. Đó là chưa nói đến sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên truyền thống vốn vẫn sẽ cần thiết trong 20 năm tới. Dự đoán của Fogel đã đánh giá thấp những vấn đề này.

Thách thức môi trường lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là bảo đảm đủ nguồn nước để giữ cho nền kinh tế thịnh vượng. Fogel tiên đoán rằng lĩnh vực nông nghiệp, một ngành tiêu thụ nước mạnh nhất của Trung Quốc vẫn còn là một động lực kinh tế chính của Trung Quốc. Thế nhưng Bắc Kinh đã đối mặt với sự thiếu nước, cùng với công nghiệp phát triển và gia tăng đô thị hoá, nhu cầu nước sẽ tăng. Tập đoàn Nguồn Nước, kết hợp với McKinsey, gần đây dự báo rằng nếu không có chính sách đúng mức, Trung Quốc sẽ thiếu 25% nguồn nước vào năm 2030.

Trung Quốc sẽ đối mặt với những khó khăn không thể vượt qua, ví dụ như, việc ép buộc các quan chức địa phương và các công ty phải tuân thủ các quy định về môi trường khi thực thi các chính sách kinh tế và kinh doanh. Lịch sử gợi đến một viễn cảnh bi quan hơn: Mặc dầu 20 năm đã qua kể từ khi Bắc Kinh bắt các chính quyền địa phương phải đưa yếu tố bảo vệ môi trường  nước vào các dự án xây dựng, sản xuất nhưng số liệu của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc  cho thấy lượng nước thải đã tăng hơn 34% từ 2000 đến 2007 (nguồn chủ yếu gây ô nhiễm nước). Gần 2/3 dân số Trung Quốc hiện cho rằng ô nhiễm nước là đe doạ môi trường cấp bách nhất của Trung Quốc.

Thế giới có sẵn sàng với Trung Quốc như Fogel mô tả không? Câu hỏi tốt hơn là: Trung Quốc đã sẵn sàng cho việc đó chưa?

Quốc Toản

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Thủ tướng TQ: Đẩy nhanh điều chỉnh mô hình kinh tế (19/01/2010)

>   Châu Á dẫn đầu sự phục hồi kinh tế toàn cầu?  (19/01/2010)

>   IMF nhận định kinh tế phục hồi mạnh hơn dự kiến  (19/01/2010)

>   Con thuyền kinh tế toàn cầu chòng chành vì Trung Quốc? (19/01/2010)

>   Trung Quốc: Lạm phát tăng nhanh (18/01/2010)

>   Một cách nhìn khác về nguy cơ lạm phát cao ở Mỹ (18/01/2010)

>   Anh sẽ đối mặt với một thập kỷ kinh tế khó khăn (18/01/2010)

>   Đông-Nam Á dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế (16/01/2010)

>   10 quốc gia có nguy cơ chết chìm trong nợ (16/01/2010)

>   Kinh tế thế giới 2010 và những thách thức cơ bản (15/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật